fbpx

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ – Cách khắc phục tốt nhất cho bé – Mẹ cần biết

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một trong những chứng bệnh phổ biến ở trẻ. Nó không quá nguy hiểm như những bệnh khác, nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt nếu để quá nặng nó sẽ có thể dẫn đến tình trạng tử vong ở trẻ.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Vậy rối loạn tiêu hóa ở trẻ do đâu? Cách khắc phục là gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết này nhé!

Mục lục

1. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?

Bệnh rối loạn tiêu hóa là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường, gây nên tình trạng đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn. Rối loạn tiêu hóa là một căn bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Nó có thể xuất hiện và tái đi tái lại nhiều lần.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ

2. Ảnh hưởng của rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Khác với người lớn, khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ nhỏ sẽ chịu ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển sau này. Bởi đây là giai đoạn phát triển quan trọng, trẻ cần một lượng dinh dưỡng ổn định. Khi căn bệnh rối loạn tiêu hóa xuất hiện thì lượng dinh dưỡng đã bị thiếu hụt đáng kể.

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, phát triển chậm cả về thể chất và trí não, hệ miễn dịch.

Trẻ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng
Trẻ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng

3. Những điều mẹ cần biết về các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa

3.1. Trẻ bị trớ, ợ sữa

Nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị trớ sau mỗi lần bú, đôi khi là ợ sữa liên tục.. Trớ hay ợ sữa liên tục, còn được gọi là trào ngược dạ dày thực quản, xảy ra khi vòng cơ ở đầu cuối của dạ dày không đóng đúng cách.

Cách giúp bé:

  • Cho bé ăn đúng giờ, đúng bữa.
  • Nếu bạn đang cho con bú bình, hãy cho chúng ăn số lượng ít hơn, cho ăn quá nhiều có thể làm cho tình trạng trớ trở nên tồi tệ hơn.
  • Nếu bạn cho bé bú bình, hãy đảm bảo núm vú không quá lớn cũng không quá nhỏ. Một núm vú quá lớn khiến sữa chảy quá nhanh; một núm vú quá nhỏ sẽ khiến bé nuốt nhiều không khí đều gây ra tình trạng ợ sữa, trớ ở trẻ.
  • Tránh để tã quá chặt vì chúng gây áp lực lên bụng của bé.
  • Giữ bé đứng thẳng sau mỗi lần cho ăn.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh - Những điều mẹ cần biết!

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

3.2. Trẻ bị nôn

Nôn là hiện tượng ở cấp độ mạnh hơn so với trớ, và nó liên quan đến nhiều hơn đến vấn đề dạ dày. Nôn mửa có thể là dấu hiệu của nhiễm virus trong dạ dày, phản ứng với thứ gì đó em bé ăn hoặc một vấn đề về đường tiêu hóa khác.

Cách điều trị nôn mửa:

  • Cho bé ăn với số lượng ít hơn.
  • Nếu bạn đang cho con bú, hãy giảm thời gian bé nghịch ti hơn là việc bé bú.
  • Cho bé ăn thường xuyên hơn để bù cho những lần bú ít hơn là việc giữ bé để bé ngậm.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh - Những điều mẹ cần biết!

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

3.3. Táo bón

Táo bón là một trong những rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Táo bón có nhiều biểu hiện: đi tiêu ít hơn 3 lần/ tuần, phân cứng, trẻ buồn đi nhưng không đi được đôi khi có vết máu trong phân. Hậu quả khiến bé quấy khóc, biếng ăn, chậm lớn. Để lâu có thể dẫn đến tình trạng viêm ruột, trĩ, nứt hậu môn, trẻ mất phản xạ đi tiêu.

Cách điều trị táo bón:

  • Mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho con mỗi ngày.
  • Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây giúp bổ sung chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa ở trẻ.
  • Giúp trẻ vận động thường xuyên rất tốt cho sự vận động của hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung 2 – 3 ly sữa thảo dược chùm ngây Babego mỗi ngày để bổ sung các lợi khuẩn và chất xơ cho hệ tiêu hóa của bé.
Uống sữa Babego mỗi ngày giúp bé không lo táo bón
Uống sữa Babego mỗi ngày giúp bé không lo táo bón

>>>Xem thêm: Top 7 loại sữa chứa chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa kém ở trẻ

3.4. Đau bụng, đầy hơi

Bé thường bị đau bụng, đầy hơi do quá no hoặc quá đói. Do đó mẹ nên cho bé ăn đúng thời gian, không nên để cho bé bị quá đói hay ăn quá nhiều.

Bé bị chướng bụng
Bé bị chướng bụng

4. Sự bất thường hệ thống tiêu hóa mà mẹ không biết!

4.1. Sự bất thường của thực quản

Viêm thực quản là tình trạng thực quản không được kết nối đúng cách với dạ dày và có một kết nối nhỏ giữa khí quản, được gọi là khí quản và thực quản. Một biến chứng của tình trạng này là sữa trào ngược từ túi thực quản và có thể được hít vào phổi.

Một biến chứng khác là sữa có thể chảy qua lỗ rò từ túi thực quản vào phổi. Chọc hút sữa vào phổi gây suy hô hấp và viêm trong phổi.

Viêm thực quản ở trẻ
Viêm thực quản ở trẻ

4.2. Sự bất thường của dạ dày

Hẹp môn vị ngăn chặn sự đi qua của thức ăn từ dạ dày đến ruột, gây ra tình trạng nôn mửa nghiêm trọng. Đây là một trong những điều phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.

Hẹp môn vị xảy ra khi đầu tròn của dạ dày mở rộng và phần dưới, ống của dạ dày trở nên cực kỳ hẹp. Sự thu hẹp này là thứ ngăn chặn thức ăn rời khỏi dạ dày vì vậy gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

Hẹp môn vị ở trẻ nhỏ
Hẹp môn vị ở trẻ nhỏ

4.3. Sự bất thường của ruột

Viêm đường ruột là một dị tật trong đó một phần của ruột đã trở thành một sợi và có sự tắc nghẽn hoàn toàn của ruột. Đôi khi vấn đề hẹp ruột gây ra tắc nghẽn một phần của ruột. Đôi khi đường tiêu hóa cuối cùng bị xoắn quanh và mức độ cung cấp máu cho một phần của ruột bị giảm. Điều này gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, nhiều trẻ bị nghiêm trọng sẽ bị nôn ra mật.

Viêm đường ruột
Viêm đường ruột

5. Top 5 cháo tốt cho trẻ rối loạn tiêu hóa

5.1 Cháo hạt sen cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Nguyên liệu:

– 100g hạt sen

– 50g củ mài

– 15g quả hồng xiêm non

– 20g đường phèn

– 250ml nước lọc

Cháo hạt sen
Cháo hạt sen

Cách làm:

Bước 1: Đem quả hồng xiêm non đem giã dập rồi cho vào nồi đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã.

Bước 2: Hạt sen, củ mài đem tán thành bột.

Bước 3: Cho hạt sen, củ mài đã tan vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ đến khi cháo chín.

Bước 4: Cho đường phèn vừa đủ vào nồi cháo, đun tiếp đường tan hết thì tắt bếp.

Chia cháo thành 3 phần và cho trẻ ăn trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng và ăn liền trong 2-3 ngày.

5.2 Cháo rau sam cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Nguyên liệu:

– 90g rau sam

– 20g búp ổi non

– 10g quả hồng xiêm non

– 30g gạo nếp

– Bột gia vị vừa đủ

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Cháo rau sam cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Cách làm:

Bước 1: Đem quả hồng xiêm non đem giã dập rồi cho vào nồi đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã.

Bước 2: Rau sam đem sửa sạch rồi xay lấy nước.

Bước 3: Đem nước hồng xiêm non và nước rau sam cho vào nấu.

Bước 4: Gạo xay thành bột rồi cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ.

Bước 5: Khi cháo chín cho gia vị vừa đủ rồi cho trẻ ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Ăn liền 2-3 ngày.

5.3 Cháo cà rốt, ô mai tốt cho hệ tiêu hóa

Nguyên liệu:

– 50g cà rốt

– 5 quả ô mai mơ

– 50g gạo nếp

Cháo ca rốt, ô mai mơ
Cháo ca rốt, ô mai mơ

Cách làm:

Bước 1: Cà rốt đem sửa sạch, cạo vỏ sau đó thành bột.

Bước 2: Ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ.

Bước 3: Gạo nếp rang vàng xay thành bột.

Bước 4: Cho tất cả những nguyên liệu trên vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín thêm gia vị vừa đủ để bé ăn.

Cho bé ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.

5.4 Cháo gừng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Nguyên liệu:

– 50g gừng tươi

– 50g gạo nếp

– Các loại gia vị

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Cháo gừng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Cách làm:

Bước 1: Gạo nếp đem ngâm trước 15-30 phút để cho mềm khi nấu cháo sẽ nhanh chín hơn.

Bước 2: Gừng gọt bỏ vỏ, rửa sạch đem thái chỉ rồi băm nhỏ.

Bước 3: Cho gạo nếp vào nấu, đến khi gạo nở thì đánh cho nát cháo sau đó cho thêm gừng vào nêm nếm gia vị vừa miệng là có thể cho bé ăn.

Mẹ nên cho bé ăn lúc cháo còn nóng và kiên trì cho bé ăn vài ba ngày sẽ giúp hết rối loạn tiêu hóa.

5.5 Cháo gạo lứt đường đỏ cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Nguyên liệu:

– 20g gừng tươi

– 20g quả sơn trà

– 15g đường đỏ

– 15g củ cải

– 250g gạo lứt

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Cách làm:

Mẹ rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi cho vào ninh nhừ cùng gạo. Đến khi cháo chín nêm nếm gia vị vừa miệng là mẹ có thể cho bé ăn rồi.

6. Kết luận

Rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở trẻ em, các mẹ nên có những biện pháp chủ động phòng tránh và khắc phục bệnh khi không may bé mắc phải. Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp ích được các mẹ trong việc chăm trẻ.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc về dinh dưỡng cho trẻ hay thắc mắc về sữa thảo dược chùm ngây Babego. Cha mẹ hay liên hệ ngay Hotline/zalo: 0908.090.668 hoặc Inbox Fanpage!

Bài viết tham khảo:

Rate this post
mua hàng
Giúp ăn ngon miệng, hấp thu tốt, giúp tăng cân
Tăng cường sức đề kháng
Hỗ trợ tiêu hoá khoẻ mạnh, ngừa táo bón
Thành tiền:
Ghi chú
hotline / zalo
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Đặt câu hỏi với chuyên gia

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

facebook

Hotline