Trẻ đi ngoài bất thường là tình trạng đáng để mẹ lưu tâm vì có thể gây những hậu quả khôn lường về hệ tiêu hóa, sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.
Mục lục
1. Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là tốt?
1.1 Tần suất đi trong ngày
Trẻ sơ sinh đi ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó mỗi bé khác nhau sẽ có tần suất đi ngoài khác nhau.
Thông thường, những ngày đầu sau sinh, trẻ đi ngoài 4 – 5 lần/ ngày. Phân có thể có màu xanh lá hoặc đen trong 2 – 3 ngày tuổi đầu tiên.
Sau khoảng 1,5 tháng, mỗi ngày bé đi ngoài trung bình 2 – 5 lần/ ngày. Những bé bú sữa mẹ thường đi ngoài nhiều hơn so với bé uống sữa công thức.
1.2 Màu sắc phân
Những ngày đầu sau sinh, bé đi ngoài phân su. Phân su là phân có màu xanh hoặc đen, không có mùi . Phân su khá dính và khó giặt sạch. Sau vài ngày bú sữa mẹ, màu phân sẽ thay đổi. Bé sơ sinh bú sữa mẹ thường có phân màu vàng hoa cải, hơi lỏng và có thể lợn cợn, vón cục. Bé sơ sinh có uống sữa công thức sẽ có phân màu đậm hơn và thường nặng mùi hơn.
Nếu phân của bé có màu đỏ, đen hoặc trắng thì cần cho bé đi khám bác sĩ.
- Phân đen là dấu hiệu của tình trạng chảy máu từ thực quản hoặc do nuốt máu từ đầu vú của mẹ.
- Phân đỏ là hiện tượng phân lẫn máu.
- Phân trắng là dấu hiệu các bệnh về gan.
1.3 Mùi của phân
Bé sơ sinh trong những ngày đầu tiên, phân thường có mùi rất ít. Sau khi bú sữa, phân bé bắt đầu nặng mùi lên. Đó là hiện tượng bình thường. Những bé có uống sữa công thức có mùi phân khá nặng, gần giống mùi phân người lớn.
Lưu ý theo dõi những trường hợp bé đi ngoài phân có mùi tanh, hôi hoặc chua. Điều đó báo hiệu việc bé không hấp thu được các chất dinh dưỡng.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị đi ngoài
2.1 Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày có bọt
Trẻ sơ sinh đi ngoài có phân lỏng, phân có bọt và nhiều lần trong ngày thì có thể là bé đã bị tiêu chảy.
Những biểu hiện tiêu biểu của trẻ bị tiêu chảy:
- Tần suất trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường, đi ngoài liên tục
- Trẻ bú ít, bỏ bú
- Trẻ quấy khóc do đau bụng, khó chịu
- Thay đổi tính chất của phân: Phân lỏng, đi ngoài nhiều nước, có bọt, dịch nhày hoặc phân chuyển màu.
- Trẻ sốt, biểu hiện tăng thân nhiệt
- Trẻ có biểu hiện nôn, trớ
Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thông thường có thể tự hết sau khoảng từ 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể diễn biến rất nhanh khiến trẻ mất nước quá nhiều. Trẻ mất nước nhiều có thể gây suy thận và suy hô hấp. Do đó, cha mẹ cần theo dõi biểu hiện của con. Nếu tiêu chảy không cải thiện kèm theo sốt cao thì nên cho con đi khám ngay.
2.2 Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy
Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ đi ngoài phân có nhầy?
Do chưa tiêu hóa hết thức ăn
Phân bé có chất nhầy có thể do đường ruột bị kích thích, bé chưa tiêu hóa hết lượng đường trong sữa.
Đi ngoài có chất nhầy do Rotavirus
Nguyên nhân phổ biến gây đi ngoài có chất nhầy là do virus Rotavirus.
Rotavirus lây nhiễm từ môi trường bên ngoài, tiếp xúc với bề mặt, vật bị nhiễm bẩn. Rotavirus có thể gây bệnh viêm dạ dày, nhiễm trùng đường ruột, gây tổn thương lớp lót bên trong ruột. Khi hệ tiêu hóa bị tổn thương thì không haaos thụ được thức ăn khiến trẻ bị tiêu chảy, phân xanh lá hoặc nâu, có nhầy. Trẻ có thể kèm theo sốt và nôn mửa trong những ngày đầu.
Đi ngoài có chất nhầy do vi khuẩn
Môi trường xung quanh tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn gây hại như vi khuẩn E. coli, Shigella, Salmonella, xâm nhập gây tiêu chảy. Biểu hiện chung thường gặp ở bé là sốt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần trên ngày. Phân có thể có máu.
2.3 Trẻ sơ sinh đi ngoài có máu
- Bệnh lồng ruột: biểu hiện đi ngoài ra máu của bé có kèm theo các dấu hiệu như đau bụng từng cơn, có đờm, nôn ói,…
- Táo bón: trẻ bị táo bón làm cho niêm mạc hậu môn kích ứng, gây chảy máu thành vệt theo phân ra ngoài.
- Bệnh trĩ: bệnh trĩ gây tổn thương tại vùng hậu môn khiến bé bị khó khăn khi đi ngoài và có kèm theo ra máu, số lượng máu nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh của từng trẻ.
- Sốt xuất huyết, thương hàn: bé bị các bệnh này cũng là lí do khiến trẻ đi ngoài ra máu và có thể có dịch nhầy.
- Nhiễm trùng vi khuẩn đường ruột E.Coli, khuẩn lị: Cơ thể bé không dung nạp đường lactose làm mất cân bằng của vi khuẩn. Dẫn đến niêm mạc ruột bị tổn thương, nên trẻ bị đi ngoài ra máu có nhầy.
- Do quá tải sữa mẹ: Sữa mẹ nhiều, lượng sữa đầu lớn nên bé bú phải sữa đầu nhiều, sữa sau ít. Điều này cũng có thể khiến bé đi ngoài ra máu.
3. Biện pháp xử lý
3.1 Thực phẩm mẹ nên ăn
Với những bé đang bú mẹ, trong thời gian bé bị đi ngoài, mẹ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ nước, vitamin, chất xơ và đủ khoáng chất để đảm bảo chất lượng nguồn sữa, tăng cường sức đề kháng cho bé.
Sau đây là một số loại thực phẩm mẹ nên ăn, giúp hỗ trợ giảm đi ngoài bắt thường cho trẻ sơ sinh thông qua nguồn sữa mẹ rất tốt.
3.1.1 Chế độ ăn BRAT
Chế độ ăn BRAT gồm 4 loại thực phẩm chuối, gạo, táo, bánh mì. Đây là chế độ ăn được bác sĩ khuyến cáo nên dùng cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài.
Chế độ ăn này chứa có hàm lượng chất béo và đạm ít. Chế độ này giúp dung hòa tốt, dễ tiêu hóa. Chất xơ có trong các loại thực phẩm này giúp phân của trẻ đặc hơn.
Bên cạnh đó, mẹ có thể ăn thêm các loại thực phẩm mềm và chứa ít chất xơ khác như bánh quy, thịt gà không da, trứng gà, khoai tây, đậu trắng để cải thiện tình trạng tiêu chảy cho trẻ.
3.1.2 Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm tốt cho nguồn sữa mẹ. Sữa chua giúp ngăn ngừa tình trạng đi ngoài nhiều lần ở trẻ sơ sinh. Lợi khuẩn probiotic có trong sữa được nghiên cứu là có thể thay thế vi khuẩn có lợi bị mất đi do đi ngoài, giúp bảo vệ đường ruột để quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
Vì vậy, mẹ ăn sữa chua trong thời gian bé bị đi ngoài giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏa và nhanh hết bệnh. Mẹ nên chọn sữa chua ít đường để ăn, vì đường có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đi ngoài ở trẻ.
3.1.3 Uống nhiều nước và ăn nhiều loại rau củ quả
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài, mẹ cần ăn nhiều loại rau, củ, quả để nâng cao chất lượng sữa. Từ đó giúp con hấp thụ được nhiều vitamin và khoáng chất để tăng miễn dịch.
Bên cạnh đó, việc mẹ uống nhiều nước cũng giúp cải thiện tình trạng kiệt sức mất nước do đi ngoài nhiều lần ở trẻ.
3.2 Thực phẩm mẹ nên tránh
Mẹ cần tránh những thực phẩm sau đây để tránh làm trầm trọng vấn đề đi ngoài của con yêu.
Thức ăn không đảm bảo vệ sinh
Đồ ăn chưa chín, không an toàn vệ sinh thực phẩm tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại. Mẹ cần tuyệt đối tránh để không gây hại cho mẹ và con khi đang thời kỳ cho con bú.
Chất kích thích, đồ cay nóng
Các loại đồ ăn, thức uống có chứa chất kích thích, đồ ăn cay nóng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sữa của mẹ. Và đặc biệt có thể gây hại cho bé. Mẹ cần hạn chế các loại đồ uống này.
Để được tư vấn thêm các chị có thể liên lạc Hotline/zalo: 0908.090.668 hoặc Inbox Fanpage!
Theo Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội: Nguyễn Thị Ngọc Lan tổng hợp
Bài viết tham khảo: