Vậy tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em do nguyên nhân gì? Những dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa? Nó ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như thế nào? Cha mẹ nên lưu ý những gì khi chọn sữa cho con? Loại sữa nào phù hợp để vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ lại vừa khắc phục tốt vấn đề này? Các mẹ cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa?
Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, kết hợp với cấu trúc đường ruột chưa thực sự bền vững khiến cho trẻ rất dễ mắc các bệnh tiêu hóa nếu không được chăm sóc khoa học. Chủ yếu có các nguyên nhân sau gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ em:
1.1 Thiếu vi chất dinh dưỡng
Nhìn chung, vi chất dinh dưỡng là những loại chất cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đa số chúng không được tổng hợp một cách tự nhiên mà phải được bổ sung thông qua con đường ăn uống. Các loại vi chất có khả năng làm giảm bài tiết men tiêu hóa, làm cho thức ăn không được phân hủy hoàn toàn, lâu ngày gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
1.2 Chế độ ăn uống không hợp lý
Hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện. Do đó, nếu thực đơn hàng ngày của bé không khoa học hoặc khi đổi từ sữa mẹ sang sữa ngoài thì trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Để khắc phục, mẹ cần lưu ý cân bằng các chất có trong thức ăn của con. Ngoài ra, đồ ngọt cũng là một nguyên nhân phổ biến.
1.3 Do trẻ bị nhiễm khuẩn
Thức ăn, đồ chơi, nguồn nước mà trẻ tiếp xúc không sạch sẽ và an toàn cũng gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
1.4 Loạn khuẩn đường ruột
Trong cơ thể luôn có hai loại vi khuẩn là có lợi và có hại. Trong trường hợp trẻ dùng quá nhiều kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn nào đó thì kháng sinh rất dễ tiêu diệt cả hai loại vi khuẩn này dẫn đến loạn khuẩn. Ảnh hưởng lớn đến tiêu hóa của trẻ.
1.5 Sức đề kháng kém
Trong giai đoạn 0 – 36 tháng, tất cả các bộ phận trên cơ thể của trẻ đều đang trong giai đoạn hoàn thiện. Do đó, trẻ rất dễ bị virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… tấn công gây ra rối loạn tiêu hóa.
2. Tổng hợp 5 triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em mẹ ít để ý!
2.1 Nôn trớ nhiều
Trẻ nhỏ thường hay nôn trớ vì thực quản trẻ còn ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu. Nếu trẻ 2-3 ngày bị nôn trớ một lần hoặc ăn no quá bị nôn thì không sao. Nhưng nếu thấy trẻ nôn trớ thường xuyên, ăn vào lại nôn thì đó là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề, mẹ cần hết sức lưu ý.
2.2 Tiêu chảy
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thường có hiện tượng tiêu chảy cấp, phân lỏng như nước, đi đại tiện trên 3 lần trong ngày, phân thường có mùi tanh, sống phân,…
Với triệu chứng này, các mẹ nên cho trẻ đi các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám rối loạn tiêu hóa sớm.
2.3 Táo bón
Táo bón là triệu chứng rối loạn tiêu hóa rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Khi thấy trẻ 2-3 ngày đi vệ sinh một lần, phân cứng, khuôn phân to, màu đen, đau bụng khi đi và thậm chí có lẫn máu ở đầu phân thì đó chắc chắn là dấu hiệu trẻ bị táo bón.
Mẹ hãy cải thiện lại các thực phẩm cũng như là chế độ ăn uống cho trẻ, nếu không thấy cải thiện cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám.
2.4 Bụng căng trướng, ợ hơi
Khi thấy bụng trẻ căng to, trẻ thường xuyên ợ hơi thì đây là một triệu chứng tiêu biểu của chứng rối loạn tiêu hóa. Vì đầy hơi nên trẻ đánh hơi nhiều hơn, ngoài ra miệng của bé còn xuất hiện mùi hôi.
2.5 Chán ăn, ăn ít
Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ thường kém ăn, lười ăn do ăn vào lại nôn, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả nên khả năng hấp thu, tiêu hóa kém khiến trẻ khó chịu và không muốn ăn.
Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện chán ăn, ăn ít hơn so với bình thường thì mẹ nên lưu ý nhé!
3. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có nguy hiểm không?
Thông thường khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ sẽ bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, cụ thể như trong trường hợp của trẻ bị tiêu chảy nhiều lần sẽ gây mất nước, suy nhược cơ thể, mệt mỏi.
Hoặc nếu trẻ bị táo bón kéo dài, nó khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, từ đó dẫn đến chứng suy dinh dưỡng, thấp còi, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Ngoài ra, nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây ra các tình trạng như tổn thương đường ruột mãn tính, chứng năng tiêu hóa suy giảm,….
Do đó, nếu trẻ đang có dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, mẹ cần xem xét lại về thực đơn dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thậm chí đưa trẻ đến những cơ sở y tế để thăm khám.
4. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cha mẹ nên làm gì?
4.1 Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
- Nếu trẻ bị tiêu chảy thì việc đầu tiên các mẹ nên làm là bù nước cho trẻ bằng nước điện giải, nước trái cây.
- Với trẻ bị táo bón, mẹ nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh và trái cây giàu chất xơ, nhưng lưu ý nên xay nhỏ và không nên ăn những loại rau già, nhiều chất xơ cứng gây cọ xát thành ruột.
- Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cơ thể sẽ rất yếu do việc tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng kém nên cần chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa.
- Thực phẩm cho trẻ phải đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình lựa chọn thực phẩm, chế biến và sinh hoạt.
- Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần băm nhỏ, xay nhuyễn, nấu nhừ để bổ sung đủ năng lượng, protein, vitamin và giảm được kích thích cơ học đối với đường ruột, giúp phục hồi sức khỏe.
- Trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa mà hay nôn trớ thì cha mẹ tuyệt đối không ép con ăn nhiều mà cho ăn từng ít một, chia thành nhiều bữa nhỏ.
- Các món ăn có đủ chất nhưng dễ tiêu hóa như: cháo thịt nạc xay, cháo bí ngô thịt nạc, cháo cà rốt thịt nạc,… và các loại trái cây như chuối, hồng xiêm, đu đủ,…
- Không nên cho con ăn các loại bánh kẹo nhiều đường và các loại sữa có đường lactose.
4.2 Trẻ rối loạn tiêu hóa nên uống sữa gì?
- Trường hợp nếu trẻ bị tiêu chảy, khả năng tiêu hóa kém thì khả năng bài tiết các men tiêu hóa giảm do đó không tiêu hóa được đường lactose có trong thành phần sữa bò, vì thế trong giai đoạn này không nên cho bé uống sữa bò tươi, váng sữa, sữa đặc có đường. Mẹ nên sử dụng sữa đậu nành, sữa chua,… Nếu bé uống sữa công thức thì nên dùng loại sữa cho trẻ tiêu chảy không có đường lactose mẹ nhé!
- Nếu bé bị rối loạn tiêu hóa do đổi sữa mới, mẹ nên ngưng ngay việc sử dụng loại sữa đó cho bé. Trường hợp bé vẫn còn bú mẹ thì tích cực cho bé bú thêm vì trong sữa mẹ có chứa nhiều nước và kháng thể sẽ hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng tiêu hóa của bé.
- Trẻ bị táo bón do dùng thuốc, do chế độ ăn uống thì bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn cho bé, mẹ cần bổ sung thêm sữa mát giúp trẻ có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển cũng như khắc phục tình trạng táo bón.
4.3 Chọn sữa mát cho trẻ dựa trên tiêu chí nào?
Mẹ cần ưu tiên:
- Lựa chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi của trẻ, ở mỗi giai đoạn phát triển cơ thể của trẻ sẽ cần được cung cấp những chất dinh dưỡng khác nhau.
- Lựa chọn sữa cũng phải phù hợp theo thể trạng của trẻ
Ví dụ: trẻ sinh thiếu tháng, chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng hay béo phì sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Đặc biệt, mẹ nên lưu ý kỹ thành phần đạm trong sữa vì việc đạm sữa có dễ tiêu hóa không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc trẻ có hấp thụ được dưỡng chất hay không.
Ngoài ra mẹ đừng quên tìm hiểu về hàm lượng chất xơ trong sữa nhé, vì hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp bé nhuận tràng, không bị táo bón.
4.4 Đâu là sữa mát được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng?
Một trong những dòng sữa mát đáp ứng được hoàn toàn các tiêu chí trên được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng đó là sản phẩm sữa thảo dược chùm ngây Babego. Đây là dòng sữa trẻ em cao cấp được các chuyên gia đánh giá rất cao với nguồn nguyên liệu 100% từ New Zealand kết hợp với thành phần Chùm ngây Nano – loài rau được mệnh danh là “thần dược với sức khỏe trẻ nhỏ”.
Với thành phần Chùm ngây chứa vô vàn dưỡng chất dinh dưỡng được chiết xuất theo công nghệ Nano, phân tách đến các phân tử siêu nhỏ nhưng vẫn giữ được 100% hàm lượng vi chất. Bổ sung một lượng lớn chất xơ giúp ngừa táo bón, các chất dinh dưỡng khác của Chùm ngây khi vào cơ thể sẽ giúp trẻ hấp thu nhanh hơn, kích thích trẻ ăn ngon miệng và tăng cân đều hơn. Đặc biệt, sữa Babego còn được bổ sung thành phần Sữa non chứa nhiều kháng thể IgG và chất xơ hòa tan FOS giúp trẻ tăng sức đề kháng vượt trội, dứt điểm hiện tượng rối loạn tiêu hóa.
Với quy trình khép kín và hiện đại, đảm bảo dưỡng chất được giữ trọn vẹn khi thành phẩm đến tay người dùng. Sữa thảo dược chùm ngây Babego đã giúp hàng nghìn trẻ Việt thoát khỏi tình trạng rối loạn tiêu hóa, dứt điểm tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
Xem thêm: Khám phá công dụng tân kỳ của sữa thảo dược chùm ngây tăng cân Babego
5. Kết luận
Nếu còn bất kỳ thắc mắc về dinh dưỡng cho trẻ hay thắc mắc về sữa Babego. Cha mẹ hãy liên hệ ngay Hotline/zalo: 0908.090.668 hoặc Inbox Fanpage!
Bài viết tham khảo: