Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa phổ biến hiện nay, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Vậy tiêu chảy là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Đối với người trưởng thành, trẻ em có nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân, cách chữa bệnh này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mục lục
1. Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy có thể xảy ra với bất kì ai, ở bất cứ độ tuổi nào. Nếu không có những cách khắc phục và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm cho bệnh nhân.
1.1 Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trong một ngày. Một số người khỏe mạnh có thể đi đại tiện từ 1 – 2 lần/ ngày vì vậy mọi người nên chú ý tránh hiểu lầm là mình bị tiêu chảy. Tùy thuộc vào thời gian đi ngoài mà có thể phân ra làm 3 loại:
- Tiêu chảy cấp tính: tình trạng kéo dài từ một đến một tuần. Tình trạng này do người bệnh bị dị ứng đồ ăn, nhiễm khuẩn như E. Coli, tả, lị,… hoặc bị nhiễm virus như Rota virus, Salmonella,…
- Tiêu chảy bán cấp: tình trạng kéo dài khoảng 3 tuần
- Tiêu chảy mạn tính: kéo dài hơn 4 tuần. Bệnh tái đi tái lại kèm theo một số biểu hiện như đau bụng, đầy hơi, đi ngoài phân sống, buồn nôn,… Bệnh nhân mắc phải tiêu chảy mạn tính cơ thể thường bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng, mệt mỏi,…
1.2 Tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm
Tiêu chảy là một bệnh tiêu hóa thường gặp. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài hay còn gọi là tiêu chảy mạn tính gây nguy hiểm đến người bệnh, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của họ.
Khi tiêu chảy kéo dài, thể trạng bệnh nhân bị ảnh hưởng vô cùng lớn. Cơ thể thiếu dinh dưỡng trầm trọng do mất nước, mất các chất cần thiết quá nhiều. Người bệnh mệt mỏi do đi ngoài quá nhiều, thiếu nước, cơ thể luôn trong tình trạng khó chịu. Thường thì bệnh nhân sẽ bị suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng. Từ đó việc điều trị tiêu chảy cũng như các bệnh khác khó khăn hơn do dinh dưỡng trong cơ thể, từ đó sức khỏe giảm sút.
Theo số liệu điều tra, tiêu chảy là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở các nước đang phát triển, đứng thứ hai trong các bệnh gây tử vong ở trẻ trên thế giới.
2. Nguyên nhân tiêu chảy
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy, dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến gây ra.
2.1 Do nhiễm khuẩn đường ruột
Đây là nguyên nhân chính gây tiêu chảy do tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ôi thiu, bị nhiễm khuẩn hoặc đã chứa sẵn trong sản phẩm. Thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn Salmonella, tụ cầu khuẩn, tụ cầu vàng,… khiến ngộ độc dẫn đến kích ứng đường tiêu hóa gây tiêu chảy.
Việc ăn các loại rau sống, gỏi,… không đảm bảo nguồn gốc, an toàn vệ sinh cũng là nguyên nhân. Do các loại thực phẩm sống, tái nhiễm khuẩn E.coli, giun sán,… không có quá trình gia nhiệt tiêu diệt vi khuẩn khiến khuẩn nhiễm thẳng vào đường tiêu hóa.
Ngoài ra, sống gần hoặc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy.
2.2 Do rối loạn vi sinh đường ruột
Uống quá nhiều thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy. Bản chất do thuốc diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột, gây mất cân bằng đường ruột, kém hấp thu dinh dưỡng gây đi ngoài phân lỏng, đau bụng.
2.3 Do bất dung lạp đường trong thực phẩm
Một số người có hiện tượng bất dung nạp đường lactose, glucose, frustose,… có trong các loại trái cây, sữa, đồ uống. Vì vậy, khi sử dụng các loại thực phẩm này, họ sẽ bị tiêu chảy kéo dài. Nguyên nhân cũng có thể do cơ thể thiếu một số enzyme lactase,…tiêu hóa các loại đường.
2.4 Do ngộ độc thực phẩm
Khi sử dụng các thực phẩm bị ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh hoặc có một số chất không phù hợp với cơ thể của người tiêu dùng cũng gây tiêu chảy. Lúc này bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như: đau bụng, đau quặn ruột, đi ngoài,…
2.5 Một số nguyên nhân khác
Bệnh có thể do một số bệnh lý khác trong cơ thể như: ruột kích thích, nhiễm trùng máu, bệnh phình đại tràng bẩm sinh,…
3. Triệu chứng tiêu chảy
Các biểu hiện phổ biến như: đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, ăn không ngon, sốt, lượng phân nhiều, phân có máu,…
Đối với trẻ nhỏ thì các biểu hiện thường gặp như: trẻ bị khô da, khô miệng, đi tiểu ít, mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ, sốt cao,… Bệnh lý này rất nguy hiểm với trẻ em vì vậy bố mẹ cần chú ý để đưa bé đến cơ sở y tế chữa trị.
4. Cách chữa tiêu chảy
Nên đến gặp bác sĩ để có những cách điều trị đúng đắn nhất. Bạn sẽ nói những biểu hiện bệnh lý của bạn để bác sĩ đưa ra những kết luận đúng nhất. Một số trường hợp bạn sẽ phải làm các xét nghiệm bổ sung để biết rõ tình trạng của mình.
Đối với trường hợp nhẹ thì bác sĩ hoặc dược sĩ có thể cho bạn bù nước, bù điện giải. Dung dịch có thể là đường, muối các chất khoáng đã bị mất đi trong quá trình bị bệnh. Dung dịch bù nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ em.
Một số thói quen có thể kiểm soát bệnh như:
- Ăn uống các loại trái cây không đường
- Bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa kali cao như chuối, khoai tây,..
- Bổ sung loại thực phẩm và uống chất lỏng có chứa natri cao như nước canh, súp,…
- Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, gạo,…
- Hạn chế thực phẩm có đường vì chúng có thể sẽ làm cho bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn;
- Không sử dụng thực phẩm chứa nhiều caffeine như trà, cà phê,..
- Không uống sữa, thực phẩm từ sữa đế tránh tình trạng tiêu chảy diễn biến xấu.
Tiêu chảy là bệnh nguy hiểm đối với trẻ em và trẻ sơ sinh. Vì vậy bố mẹ cần lưu ý đối với những biểu hiện ở trẻ.
4.1 Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng thì vẫn bú mẹ như bình thường. Tuy nhiên mẹ cần cho bé bú tăng lần lên để đảm bảo lượng dinh dưỡng mất đi.
Đối với trẻ trên 6 tháng: Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, có lợi cho đường tiêu hóa.
- Các thực phẩm dinh dưỡng: cá, thịt, trứng,… ít dầu mỡ. Các thực phẩm này cần nấu chín kỹ, mềm, nấu loãng hơn bình thường để bé dễ ăn. Nấu xong mẹ nên cho bé ăn ngay để tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn. Nếu chưa ăn kịp thì nên làm nóng lại cho bé ăn, đảm bảo vệ sinh.
- Các thực phẩm giàu tinh bột: gạo, bánh mì, yến mạch,… cung cấp năng lượng cho bé. Cung cấp đủ thì bé sẽ giảm mệt mỏi do tiêu chảy nhiều lần.
- Bổ sung các loại quả chín và nước quả chín như chuối, táo, xoài,… để tăng lượng kali trong cơ thể. Kali hoạt động như một chất điện giải.
Các loại thực phẩm nên tránh:
- Các loại thực phẩm giàu chất xơ hoặc ít dinh dưỡng như rau xanh, các loại hạt,…
- Các loại sữa đối với trẻ bất dung nạp các loại đường.
- Đường hay đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, các loại nước có gas,…
Các mẹ cần khuyến kích trẻ ăn nhiều bữa, có thể 6 bữa/ngày. Điều đó giúp trẻ bù lại các chất dinh dưỡng đã mất đi, bù nước, bù điện giải.
4.2 Trẻ tiêu chảy nên uống gì?
Khi bị bệnh, bé nên uống một số loại nước sau:
- Các loại nước ép, sinh tố hoa quả chín như chuối, xoài, đu đủ,…
- Nước lá ổi: lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Tiếp theo cho lá ổi vào nấu với 1,5 bát nước. Đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Lọc lấy nước cho bé uống.
- Nước gừng tươi: Dùng khoảng 100g gừng tươi, 5g lá chè khô. Đun chung với 800mL nước cho đến khi còn 2/3 số nước. Đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày.
- Nước gạo rang: lấy 10g gạo sao vàng, lá ngải cứu khô 15g, đường đỏ 10g. Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút. Để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả.
Đối với trẻ em, bố mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng. Cho trẻ ăn các sản phẩm từ thiên nhiên là tốt nhất đối với sức khỏe của trẻ.
5. Kết luận
Để được tư vấn thêm các chị có thể liên lạc Hotline/zalo: 0908.090.668 hoặc Inbox Fanpage!
Theo Hoàng Huê tổng hợp
Bài viết tham khảo
>>>Thông tin đầy đủ chi tiết về chỉ số BMI – kiểm soát mỡ thừa, ngăn ngừa bệnh tật
>>>Chùm ngây Nano; Giải pháp đột phá giúp trẻ tăng cân 2020!
>>> Sữa BABEGO – Đột phá công nghệ Nano trong Chùm ngây giúp trị táo bón cho trẻ