Cách làm sữa chua vô cùng đơn giản tại nhà các mẹ nên tham khảo. Ai cũng biết sữa chua tốt nhưng tốt như thế nào không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy tác dụng của sữa chua ra sao? Cách làm một số loại sữa chua như thế nào? Mọi người hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Mục lục
1. Tác dụng của sữa chua
Chắc hẳn đa số mọi người chỉ biết công dụng của sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, tác dụng của sữa chua thì vô cùng phong phú, có thể kể đến một số tác dụng chính như sau:
1.1 Cải thiện hệ thống tiêu hóa, tăng sức đề kháng
Trong sữa chua chứa rất nhiều Probiotic có tác dụng lợi khuẩn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Probiotic giúp giảm viêm, điều hòa nhu động ruột, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến vi khuẩn, virus. Hỗ trợ giảm hiện tượng tiêu chảy, táo bón, đầy bụng.
Sữa chua có hệ khoáng vi lượng như magie, kẽm,… tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể, Từ đó cơ thể có sức đề kháng tốt, hạn chế ốm vặt.
Thời điểm để loại bỏ độc tố cũng như đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể vào buổi sáng. Cho nên hãy bổ sung một cốc sữa chua vào buổi sáng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, nên ăn sau khi ăn sáng để hạn chế ảnh hưởng không tốt của nấm men đến dạ dày.
1.2 Ngăn ngừa loãng xương, giảm cholesterol trong máu
Trung bình mỗi hộp sữa chua chứa khoảng 270mg Canxi kèm theo protein và vitamin D. Từ đó có thể thấy, sữa chua giúp tăng cường chắc khỏe và phát triển xương, chống loãng xương.
Cholesterol có hai loại xấu và tốt. Axit béo của cholesterol là thành phần xây dựng tế bào. Nó sinh nội tiết tố ở tuyến thượng thận. Ngoài ra, nó còn có vai trò quan trọng trong mạch máu. Lượng cholesterol cao sẽ gây tắc nghẽn mạch dẫn truyền máu gây nhồi máu cơ tim. Ảnh hưởng đến lưu thông máu trong cơ thể đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Lợi khuẩn trong sữa chua có khả năng phân giải axit mật ở gan. Axit mật tạo nhũ tương, đẩy lượng cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Từ đó cân bằng lưu thông máu, sức khỏe ổn định.
1.3 Ngăn ngừa nhiễm trùng vùng kín
Sữa chua chứa lượng lớn vi khuẩn có lợi, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Axit lactic kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín. Từ đó giảm các triệu chứng nấm, viêm ngứa vùng kín. Thế nên các bạn gái, chị em phụ nữ hãy ăn sữa chua thường xuyên nhé!
1.4 Cải thiện bệnh huyết áp cao, tim mạch
1.5 Tác dụng làm đẹp
- Tẩy tế bào chết cho da: axit lactic loại bỏ các tế bào chết. Loại bỏ bã nhờn, tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, tự nhiên. Từ đó giảm mụn, da sáng, căng mịn.
- Chữa da cháy nắng: sữa chua giúp làm dịu những tổn thương do cái nắng gay gắt mùa hè. Sữa chua kích thích tái tạo da, từ đó những vết sạm mờ dần, da sáng.
- Trị mụn, trị thâm hiệu quả: Vitamin C có trong sữa chua có tác dụng chống oxi hóa. Nó làm mờ vết thâm, tái tạo da. Các bạn cũng có thể rửa mặt bằng sữa chua để giảm mụn, thâm nhanh chóng.
- Giữ gìn vóc dáng: Sữa chua cung cấp đạm, axit béo, canxi, vi chất khoáng. Từ đó có thể giảm các nguồn thực phẩm khác nạp vào. Giúp giảm cân, giữ gìn vóc dáng. Tuy nhiên, sữa chua không phải thực phẩm giảm cân, mọi người không nên hiểu lầm vấn đề này.
2. Cách làm sữa chua tại nhà
Hiện nay có rất nhiều bạn thích ăn sữa chua không chỉ bởi hương vị mà còn bởi những tác dụng tuyệt vời của nó. Tuy nhiên nhiều bạn chưa tin tưởng sữa chua ở ngoài hoặc do giá thành đắt. Vì vậy các bạn có thể xem cách làm bên dưới đây để có thể làm tại nhà.
2.1. Nguyên liệu
- 1 hộp sữa đặc ông thọ
- Nước sôi – 1 lon nước sôi, dùng lon sữa đặc để đong
- 2 gói sữa tươi không đường
- 2 hộp sữa chua để làm men mồi, có thể mua ở siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa, để ở ngoài cho hết lạnh.
- Lọ đã tiệt trùng hoặc ly nhựa
2.2 Cách làm
Ủ sữa chua
- Cho 1 lon sữa đặc vào bát to. Tiếp đến cho 700ml nước sôi khuấy tan sữa. Tiếp đó cho 2 bịch sữa tươi vào cùng, trộn đều hỗ hợp. Cho 2 hộp sữa chua vào, trộn đều hỗn hợp.
- Cho hỗn hợp sữa vào lọ, hũ đã được thanh trùng. Cho lần lượt vào từng hộp đến khi hết.
- Ủ sữa chua bằng nồi áp suất hoặc nồi cơm điện nếu không có. Cho lần lượt các hộp sữa chua vào nồi. Cho nước 70-80oC vào nồi ngập đến 3/4 lọ sữa chua, đậy nắp kín, ủ từ 10 – 12h. Đối với nồi cơm điện thì đem ủ trong chăn sẽ giữ nhiệt tốt hơn.
- Nếu không có nồi áp suất hoặc nồi cơm điện ta có thể ủ bằng hộp xốp. Cũng cho lượng nước và thời gian như đối với hai loại nồi kia. Nếu đem hộp xốp ra phơi nắng thì sữa chua sẽ thơm ngon hơn. Tuy nhiên nếu đem phơi thì thời gian ủ cần giảm xuống.
2.3 Lưu ý
- Nếu muốn sữa chua dẻo hơn có thể thay nước sôi bằng sữa chua. Đun sữa tươi đến gần sôi là được.
- Thời gian ủ sẽ quyết định đến độ chua của sữa chua. Ủ càng lâu thì càng chua. Vì vậy tùy vào khẩu vị mà nên điều chỉnh thời gian.
- Cách lấy sữa chua ra khỏi khuôn: Để sữa chua lên ngăn đá tủ lạnh 20 phút. Dùng khăn vả nhúng vào nước ấm. Lau dưới đáy và xung quanh thành khuôn. Dùng dao róc nhẹ sữa chua khỏi thành khuôn rồi úp ngược khuôn xuống.
3. Cách làm sữa chua dẻo
Sữa chua dẻo hiện đang là món ăn vặt rất hot hiện nay. Tuy nhiên cách làm sữa chua dẻo lại vô cùng đơn giản. Các bạn hãy cùng bắt tay làm ngay nhé!
3.1 Nguyên liệu
- 1 hộp sữa đặc ông thọ
- Nước sôi – 1 lon nước sôi, dùng lon sữa đặc để đong
- 2 gói sữa tươi không đường
- 2 hộp sữa chua để làm men mồi, có thể mua ở siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa, để ở ngoài cho hết lạnh.
- Lọ đã tiệt trùng hoặc ly nhựa
- 20g gelatin
- 100ml whipping cream có thể thay thế bằng sữa tươi.
3.2 Cách làm sữa chua dẻo
Bước 1: Ủ sữa chua. Cách làm giống mục 2.2
Bước 2: Tiến hành làm sữa chua dẻo
- Cho nước đủ làm ướt gelatin, ngâm trong 5 phút đến khi gelatin trở nên trong suốt. Sau đó đun sôi một chút nước, cho gelatin vào đun cách thủy., khuấy đều. Để đến khi gelatin tan hoàn toàn là được.
- Sữa chua sau khi ủ xong đạt độ chua như mong muốn sẽ mịn, dẻo, không tách nước. Đổ sữa chua vào bát, lấy 2 thìa sữa chua cho vào bát chứa gelatin rồi khuấy cho tan đều. Sau đó đổ ngược hỗn hợp lại bát sữa chua. Khuấy đều cho tan. Sau đó cho vào các hộ đựng, đậy nặp. Để vào tủ lạnh, để lạnh 6h là ăn được.
Sữa chua cứng hay mềm tùy thuộc vào lượng gelatin cho vào. Vì vậy bạn có thể cho nhiều hay ít tùy khẩu vị.
4. Cách làm sữa chua nếp cẩm
Sữa chua nếp cầm là món ăn vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, một số bạn không thích đi ăn hàng hoặc do điều kiện kinh tế nên không thường xuyên được ăn. Các bạn có thể xem cách làm sữa chua nếp cẩm tại đây nhé.
4.1 Nguyên liệu
- 200g nếp cẩm
- Muối tinh
- Nước côt dừa. Có thể mua gói bột cốt dừa dùng không hết cất đi sẽ tiện hơn.
- Đường
- 1 hộp sữa chua
- 1 hộp sữa ông thọ
- 2 bịch sữa tươi không đường
- Lọ/hũ đã thanh trùng
4.2 Cách làm
Bước 1: ủ sữa chua. Bước này giống với bước ủ sữa chua ở mục 2.2 hoặc các bạn có thể mua trực tiếp sữa chua ngoài siêu thị để giảm bước chế biến này.
Bước 2: Làm nếp cẩm
- Vo sạch nếp cẩm đã mua, ngâm nếp cẩm trong nước ấm từ 2,5-3h. Nếu ngâm nước nóng từ 70-80oC thì ngâm từ 1,5-2h. Ngâm nước lạnh thì ngâm trong 4h để cho gạo nở ra, khi nấu gạo sẽ mềm, dẻo hơn. Ngâm xong vo sạch lại để đem đi nấu.
- Cho gạo vào nồi, cho nước cao hơn mặt gạo khoảng 1cm, giống như nấu cơm. Nấu bằng nồi cơm điện, ấn nút để nấu hoặc có thể nấu bằng nồi thường.
- Cho 100ml nước cốt dừa, 1/2 muỗng cà phê muối. 3 muỗng canh đường rồi khuấy đều. Cho hỗn hợp vào nếp cẩm vừa nấu để nếp cẩm thơm, chín mềm. Gợi tơi để nếp cẩm không bị vón cục. Nấu đến khi nếp cẩm chín, dẻo, sền sệt, không bị vón cục là được.
- Đổ nếp cẩm ra bát. Trộn sữa chua đã ủ được với nếp cẩm. Cho thêm đá hoặc làm lạnh trong tủ lạnh vào tùy khẩu vị.
5. Cách làm sữa chua mít
Sữa chua mít vốn là món ăn không còn xa lạ với mọi người. Không chỉ ngon, bổ dưỡng mà cách làm sữa chua mít cũng vô cùng đơn giản. Chúng ta hãy tìm hiểu nhé.
5.1 Nguyên liệu
- Sữa chua 4 hộp hoặc có thể tự làm sữa chua thì làm theo mục 2
- Sữa đặc
- Mít
- Lê
- Thạch
- Nước cốt dừa ( nếu thích )
- Bột năng
- Màu thực phẩm (tùy màu các bạn thích)
5.2 Cách làm
- Mít bóc bỏ, bỏ hộp, cắt thành sợi dài vừa ăn
- Lê bỏ vỏ, thái hạt lựu. Trộn hỗn hợp lê, màu thực phẩm, bột năng rồi cho vào nồi nấu qua. Vớt để ra bát.
- Trân trâu trắng có thể tự làm bằng bột năng hoặc mua sẵn ở siêu thị. Đặt nồi nước lên bếp, đun sôi rồi cho chân trâu vào. Thấy chân trâu nổi lên là chín, để sôi thêm 2′ rồi vớt ra bát nước đá để tránh chân trâu dính vào nhau. Sau đó vớt ra bát, để ráo
- Nấu thạch. Cho gói thạch con cá dẻo vào khoảng 1l nước rồi đun sôi hỗn hợp lên cho chín. Thạch con cá dẻo thì các bạn có thể chọn loại có hương vị, màu sắc theo sở thích. Khi thạch sôi được 2′ thì tắt bếp. Đổ thạch ra khay, cho vào tủ lạnh sau 2h bỏ ra là dùng được. Cắt thạch thành miếng vừa ăn. Nên làm bước này từ sớm để không mất thời gian đợi.
- Cho sữa chua, mít, lê, chân trâu, thạch, nước cốt dừa, sữa đặc vào bát. Cho thêm đá bào hoăc dừa nạo cho sữa chua thêm phần hấp dẫn. Tùy khẩu vị mà có thể cho nhiều hay ít sữa đặc.
6. Kết luận
Để được tư vấn thêm các chị có thể liên lạc Hotline/zalo: 0908.090.668 hoặc Inbox Fanpage!
Theo Hoàng Huê tổng hợp
Bài viết tham khảo
>>>Thông tin đầy đủ chi tiết về chỉ số BMI – kiểm soát mỡ thừa, ngăn ngừa bệnh tật
>>>Chùm ngây Nano; Giải pháp đột phá giúp trẻ tăng cân 2020!
>>> Sữa BABEGO – Đột phá công nghệ Nano trong Chùm ngây giúp trị táo bón cho trẻ