Tình trạng đi ngoài, trạng thái phân của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường là một trong những biểu hiện phản ánh sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy khi trẻ không đi ngoài khiến các mẹ lo lắng, nhất là với trẻ sơ sinh.
Mục lục
1. Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?
Khoảng 3 tháng đầu sau sinh, nếu bé hoàn toàn bú mẹ và không ăn thêm bất cứ thực phẩm nào khác thì trẻ sẽ đi ngoài 3 – 5 lần/ ngày. Quan sát thấy phân bé có màu vàng, sệt không tạo khuôn và có mùi chua. Với những bé có ăn thêm sữa công thức thì mỗi ngày bé chỉ đi ngoài 1 – 3 lần, đi phân tạo khuôn, màu vàng và có mùi thối.
Sau 3 tháng đầu, số lần đại tiện của bé sẽ có nhiều thay đổi. Mật độ đi ngoài của bé được tính theo ngày, cứ mỗi 1 -3 ngày bé đi ngoài 1 lần. Đặc biệt thấy rõ ở những bé uống sữa công thức. Kể từ tháng thứ 3, hệ tiêu hóa của bé tối ưu chuyển hóa hơn các dưỡng chất trong sữa. Do đó, phân có thể tích trữ từ 2 – 3 ngày mới đủ để thải ra ngoài. Tuy nhiên, cũng có nhiều bé vẫn tiếp tục đi ngoài đều đặn mỗi ngày 1 – 2 lần cho đến khi bé ăn dặm.
2. Trẻ sơ sinh không đi ngoài có làm sao không?
2.1 Trẻ sơ sinh lâu ngày không đi ngoài
Thông thường, trẻ sơ sinh không đi ngoài trong vài ngày thì có thể do những nguyên nhân sau:
Bé bị táo bón
Quá 3 ngày bé mới đi ngoài, phân có thể vón cục hoặc không. Nguyên nhân trẻ táo bón thường do sữa mẹ hoặc sữa công thức nóng.
Bé bị chậm tiêu
Bé đi ngoài phân vẫn mềm. Lý giải cho tình trạng này có thể là do bé bú sữa mẹ, mà sữa mẹ thường để lại ít bã hơn sữa công thức. Hoạt động tiểu tiện của bé đã tiêu hao khá nhiều nên bé cần nhiều ngày mới tích tụ đủ lượng phân để tống ra ngoài. Cũng có thể là do bé bú chưa đủ sữa, bé bị đói…cũng làm trẻ sơ sinh ít đi ngoài.
Bệnh lý
Trẻ lâu ngày không đi ngoài, phải rặn nhiều cũng có thể do bệnh lý gây ra. Tình trạng suy giáp bẩm sinh, phình đại trầng hoặc hẹp hậu môn bẩm sinh là điển hình.
2.2 Trẻ sơ sinh không đi ngoài được
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé sơ sinh đi ngoài khó, không đi ngoài được, bé đi ngoài phải rặn nhiều, quấy khóc.
Vậy nguyên nhân nào khiến bé bị vậy?
Hiện tượng sinh lý bình thường của bé
Trẻ sơ sinh thường có thành cơ bụng yếu. Do đó khi đi ngoài, bé sẽ có phản xạ rặn nhiều thì mới đẩy được phân qua hậu môn ra ngoài. Mẹ theo dõi bé, nếu bé vẫn đi ngoài được và không nhăn mặt, khó chịu hay quấy khóc thì không cần lo lắng. Bố mẹ yên tâm đó là hiện tượng sinh lý bình thường của con.
Con bị táo bón
Táo bón là nguyên nhân phổ biến nhất gây khó khăn trong việc đi ngoài của trẻ sơ sinh. Bé bị táo bón thì thường phải rặn nhiều và khó chịu. Đôi khi mẹ có thể thấy phân có dính ít máu. Tình trạng táo bón hay gặp ở bé bú sữa công thức hơn là bé bú sữa mẹ.
Bé sinh thiếu tháng
Trẻ sinh thiếu tháng có hệ tiêu hóa chưa phát triển nên thức ăn tiếp nhận di chuyển chậm hơn trong đường tiêu hóa. Đồng thời thức ăn không được hệ tiêu hóa xử lý đúng cách, dẫn tới phân cứng, khô. Nên việc đi ngoài của những bé sinh non sẽ khó khăn hơn những bé bình thường.
Bé bị bệnh trĩ
Bé bị bệnh trĩ là do các tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng bị sưng. Điều này khiến cho việc đi ngoài của bé đau đớn, khó chịu. Do đó, khi đi ngoài, bé hay nhăn nhó, khóc quấy.
2.3 Đánh hơi nhiều nhưng trẻ sơ sinh không đi ngoài
Đánh hơi là một trong những biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể. Nhưng nếu bé nhà bạn đánh hơi nhiều mà không đi ngoài thì hãy chú ý đến một vài lý do sau:
Do mẹ cho con ti sai cách
Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài có thể do mẹ cho con ti sai cách. Đó là do con bú phải lớp sữa đầu chứa nhiều nước và lactose trong sữa mẹ. Ngoài ra, nếu con quá đói sẽ khiến con bú nhanh hơn, nuốt phải nhiều không khí nên con đánh hơi nhiều hơn.
Do chế độ ăn uống của mẹ
Do bé đang thời kỳ bú mẹ nên chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng trực tiếp lên hệ tiêu hóa của con. Nếu mẹ ăn nhiều thực phẩm khó tiêu thì dễ dẫn đến trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài.
Do bé ăn dặm quá sớm
Thông thường, thời điểm tốt nhất để bé bắt đầu ăn dặm là 6 tháng tuổi. Do dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện. Mẹ cho bé ăn dặm quá sớm sẽ làm hệ tiêu hóa của trẻ không thích ứng kịp. Đặc biệt là khi mẹ cho bé ăn những thức ăn cứng, khó tiêu. Khi đó, bé sẽ đánh hơi nhiều và khó tiêu hóa hơn.
Bên cạnh đó, những âm thanh ồn ào, môi trường xung quanh bé quá hỗn độn,… cũng là nguyên nhân trẻ đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài.
3. Cách cải thiện tình trạng đánh hơi nhiều nhưng trẻ sơ sinh không đi ngoài
3.1. Massage bụng và lưng cho trẻ
Mẹ massage bụng và lưng nhẹ nhàng cho bé bằng các động tác vuốt ve. Điều này giúp lưu thông máu, trẻ dễ chịu, dễ tiêu hóa, giảm đầy hơi. Tuy nhiên, mẹ không nên massage cho con khi con vừa ăn xong hoặc vẫn còn no.
3.2. Tập chân cho trẻ
Đặt bé ở tư thế nằm ngửa, mẹ nắm hai chân bé và nhẹ nhàng di chuyển chân bé giống như khi đạp xe đạp. Việc tập chân cho bé giúp tác động lên hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Đặc biệt tốt cho bé đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài.
3.3. Chườm bụng cho trẻ
Chườm ấm bụng cho bé là biện pháp hiệu quả với những bé sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài. Mẹ chỉ cần lấy khăn ấm hoặc dụng cụ đựng nước ấm rồi chườm bụng cho bé. Cần lưu ý là phải dùng nước ấm vừa đủ, tránh nóng quá gây bỏng, nguy hiểm cho trẻ.
3.4. Lựa chọn bình sữa phù hợp
Bình sữa ảnh hưởng đến quá trình con bú. Bình sữa phù hợp sẽ giúp con ăn sữa dễ dàng và hạn chế ti nhiều không khí. Hãy kiểm tra bình sữa nhà bạn, nếu bình sữa chưa đạt tiêu chuẩn, khiến con nuốt phải nhiều không khí thì mẹ cần thay bình ngay. Vì đó là nguyên nhân gây tình trạng con bị xì hơi, ợ hơi nhiều.
3.5. Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ
Con đang bú mẹ nên chế độ ăn uống của mẹ cực kỳ quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa cho con ăn. Mẹ ăn nhiều đồ ăn sẵn, thực phẩm cay nóng hoặc khó tiêu thì con dễ đầy bụng, dễ xì hơi. Do đó, nếu con đánh hơi nhiều thì mẹ hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mẹ cho hợp lý.
3.6. Vỗ ợ hơi cho bé
Bên cạnh việc massage cho con, mẹ có thể làm thêm động tác vỗ ợ hơi cho con. Điều này giúp con giảm hiện tượng xì hơi nhiều. Lưu ý là mẹ cần thực hiện vỗ ợ hơi cho con tránh lúc con ăn no.
3.7 Những điều nên tránh khi trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài
Mẹ không tự ý dùng bất kì loại thuốc hay men tiêu hóa nào cho bé nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Tuyệt đối không áp dụng những cách chữa trị chưa được kiểm chứng trong y học cũng như trong thực tiễn.
4. Trẻ sơ sinh không đi ngoài được phải làm sao?
Trẻ sơ sinh không đi ngoài được thì mẹ cần xử lý ngay để tránh con rặn nhiều gây bệnh trĩ hoặc táo bón tâm lý.
Nếu bé không đi ngoài được do bị táo bón thì mẹ nên cho bé uống đủ sữa. Đặc biệt sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo giúp bé tăng cường sức đề kháng và đi ngoài dễ dàng hơn. Bên cạnh đó mẹ có thể chủ động bổ sung loại sữa công thức hỗ trợ tình trạng táo bón cho bé.
Nếu bé đang bú sữa công thức thì mẹ cần cân nhắc đổi sữa cho trẻ. Vì rất có thể sữa bạn đang dùng gây táo bón cho con.
Xem thêm : Sữa BABEGO – Đột phá công nghệ Nano trong Chùm ngây giúp trị táo bón cho trẻ
Bổ sung nước đầy đủ cho bé. Đặc biệt khi bé bị ốm, bé biếng ăn thì cũng dễ bị táo bón hơn. Nên uống nhiều nước cũng giúp bé dễ đi ngoài hơn.
Áp dụng phương pháp massage bụng bé và tập chân cho trẻ như đã nói ở phần 3.
Lưu ý: Nếu con quấy khóc nhiều, đau nhiều khi đi ngoài thì mẹ cần đưa con đi khám để biết chính xác nguyên nhân và kịp thời điều trị.
Để được tư vấn thêm các chị có thể liên lạc Hotline/zalo: 0908.090.668 hoặc Inbox Fanpage!
Theo Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội: Nguyễn Thị Ngọc Lan tổng hợp
Bài viết tham khảo: