Chăm sóc trẻ bị sốt như thế nào là đúng cách? Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm và đặt ra. Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc đó.
Mục lục
1. Cách xử lý khi trẻ bị sốt?
1.1 Giảm thân nhiệt cho trẻ
Khi trẻ bị sốt, mẹ cần thực hiện các biện pháp làm giảm thân nhiệt và giúp bé tỉnh táo, đỡ mệt mỏi.
- Bổ sung nhiều nước hơn bình thường cho bé
- Liên tục theo dõi thân nhiệt của con
- Để con nghỉ ngơi trong phòng thoáng, tránh gió lùa
- Không bật điều hòa quá thấp ( chỉ duy trì ở khoảng 27-28 độ C) hoặc quạt tốc thẳng vào người con, kể cả khi rất nóng
- Cho con mặc ít quần áo, chọn bộ thoáng, rộng, thoải mái
- Nên cho con ăn thức ăn loãng hơn bình thường, nhẹ bụng, dễ tiêu hóa.
- Chườm mát cho bé bằng nước ấm: dùng 5 cái khănđã nhúng ấm, vắt ráo, 2 khăn đắp nách, 2 khăn đắp bẹn và 1 khăn lau khắp cơ thể cho bé. Mỗi 5 – 10 phút, nhúng ấm lại khăn đắp nách và bẹn và tiếp tục đắp.
1.2 Dùng thuốc hạ sốt
Khi nào thì có thể dùng thuốc hạ sốt cho con? Có phải cứ sốt thì uống thuốc hạ sốt?
- Trẻ sốt dưới 38 độ C thì không nên dùng thuốc hạ sốt ngay. Tiến hành các biện pháp như trên và theo dõi, nếu nhiệt độ không hạ thì mới quyết định dùng thuốc.
- Trẻ sốt trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể cho bé uống Paracetamol 10-15mg/kg cân nặng, cứ 4 -6 giờ một lần.
- Không tự ý mua thuốc Aspirin hay thuốc kháng viêm Nonsteroid vì nguy cơ trẻ bị sốt huyết tiêu hóa.
1.3 Theo dõi các biểu hiện của trẻ
Theo dõi liên tục các biểu hiện của bé để có thể báo cáo với bác sĩ rõ ràng hơn:
- Trẻ sốt như thế nào? Nhiệt độ có tăng giảm thất thường không?
- Có biết nguyên nhân trẻ bị sốt không?
- Những biểu hiện khác thường trước khi sốt của bé?
- Có biểu hiện nôn, ho, đau đầu, đau bụng không?
- Trẻ ăn uống như thế nào?
- Theo dõi phân của trẻ có gì khác thường không?
1.4 Khi nào thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ
Các trường hợp cần đưa bé đi khám bác sĩ để có những biện pháp chữa trị kịp thời:
- Trẻ sơ sinh < 6 tháng tuổi, nhiệt độ sốt trên 37.5 độ C
- Trẻ > 6 tháng tuổi, nhiệt độ sốt trên 38,5 độ C
- Trẻ sốt dưới 38,5 độ C nhưng kéo dài vài ngày
- Nhiệt độ tăng giảm thất thường
- Bé đang bệnh mà nhiệt độ tăng lên bất thường
- Bé đang sốt mà nhiệt độ lại giảm xuống dưới 36.5 độ C
- Đã cho bé uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm triệu chứng
2. Trẻ bị sốt nên ăn gì?
2.1 Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
Lúc này, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng và thức ăn chủ yếu của trẻ. Bé bị sốt, mệt mỏi nên thường quấy khóc, bỏ bú.
Mẹ cần tích cực cho con bú, bú nhiều lần, bất cứ khi nào con muốn.
Bé bị sốt nên bị mất nước, trẻ bỏ bú sữa mẹ. Do đó, mẹ nên cho bé uống đủ nước rồi mới uống sữa. Uống sữa nên chia thành nhiều bữa nhỏ, ngày uống 8 -10 lần.
Mẹ có thể tham khảo sữa bột Babego sữa mát – tăng cường hệ miễn dich cho trẻ, trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, hạn chế ốm vặt.
Review sữa Babego tăng đề kháng tốt không? Các mẹ có con ốm vặt cần xem ngay!
2.2 Trẻ từ 6-24 tháng tuổi
Mẹ vẫn cho bé bú sữa, uống sữa đang dùng.
Bé đã ăn dặm, ăn bột thì cho bé ăn cháo loãng, bột loãng hơn.
Các bữa ăn của bé nên chia nhỏ, mỗi ngày ăn 4 – 5 bữa, mỗi bữa 1/3 – 1/2 bát nhỏ.
2.3 Trẻ từ 24-60 tháng tuổi
Mẹ vẫn cho bé ăn các bữa ăn như bình thường. Nhưng nên chia nhỏ, ăn nhiều bữa trong ngày. Chú trọng những bữa ăn có canh, bổ sung thêm hoa quả thích hợp, bánh trái cho bé. Tham khảo ở phần 3.
3. Chế độ ăn cho bé lớn
3.1 Trẻ bị sốt cần bù nước
Trẻ bị sốt, dẫn đến mất nước trong cơ thể. Cơ thể mất nước tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó, các mẹ cần cho bé uống nhiều nước lọc hơn bình thường để bỏ sung lượng đã mất. Cơ thể được bù đủ nước sẽ giúp loại bỏ các độc tố nhanh và dễ dàng hơn, bé không bị kiệt sức. Mẹ có thể thay nước loc bằng nước đun sôi để nguội pha với oresol để bù điện giải cho trẻ.
3.2 Cho bé uống sinh tố, nước trái cây
Trẻ bị sốt, mẹ cần ưu tiên các loại trái cây cho bé là cam, chanh, nước dừa, dâu tây, xoài, chuối.
Những loại trái cây trên giúp cung cấp vitamin cho cơ thể. Điều này giúp trẻ giảm sốt, bù điện giải đã mất. Do trẻ sốt bị mệt nên thường lười ăn, lười uống. Mẹ chủ động chia nhỏ các bữa ăn cho bé dễ hấp thu và dễ ăn hơn.
Đặc biệt bổ sung nước cam cho bé vì giàu vitamin C. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể, bé tăng đề kháng chống lại virus, vi khuẩn.
Mẹ cũng đặc biệt lưu ý nước dừa cho bé, nước dừa có tác dụng cung cấp điện giải, kali, vitamin C rất tốt.
Với những bé khó uống oresol thì mẹ có thể pha oresol với nước trái cây để đánh lừa cảm giác của trẻ, trẻ dễ uống hơn.
3.3 Bé bị sốt nên ăn cháo, soup, thức ăn loãng
Cháo là món ăn thường ngày của các trẻ nhỏ. Với những bé lớn, các mẹ đã cho con ăn cơm xay hoặc cháo đặc. Tuy nhiên khi chăm sóc trẻ bị sốt thì mẹ nên ưu tiên cho con những đồ ăn loãng. Đồ ăn loãng giúp trẻ dễ nuốt hơn, ví dụ như bún, phở, cháo loãng, soup. Thông thường các món này nên nấu cùng với thịt lợn, thịt gà, thịt bò. Điều này không những bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho bé mà còn giúp xoa dịu cảm giác khó chịu của bé.
Những món cháo, soup nấu từ thịt gà, thịt bò giúp trẻ mau chóng hồi phục, nhanh hạ sốt và giải cảm rất tốt. Khi nấu, mẹ chú ý nêm thêm cho con những loại rau, nấm,… để tăng lượng vitamin, khoáng chất cho bé, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Tùy theo khẩu vị của trẻ mà mẹ cho thêm những gia vị có tính ấm như gừng, hàng, rau thơm,…
3.4 Trẻ bị sốt nên ăn sữa chua
Nhiều mẹ chăm sóc trẻ bị sốt thắc mắc : ” Có nên cho con ăn sữa chua khi con bị sốt?”
Thực tế thì sữa chua giúp cung cấp, bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp cơ thể khỏe hơn và cơ thể sớm phục hồi. Do đó, sữa chua là một món ăn có lợi cho trẻ bị ốm hoặc sốt.
Trẻ bị sốt thường cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng. Do đó, để tăng kích thích vị giác, giúp bé hết chán ăn thì sữa chua là lựa chọn tốt cho bé. Mẹ có thể cho bé ăn kèm với các loại trái cây như cam, xoài, chuối, dâu tây,… Mẹ xay nhuyễn kèm sữa chua thành ly sinh tố bổ dưỡng, thơm ngon. Như vậy, mẹ vừa bổ sung được lợi khuẩn, vừa bổ sung được vitamin cho bé.
4. Chăm sóc trẻ bị sốt: mẹ không nên cho bé ăn gì?
4.1 Nước lạnh, nước đá
Khi trẻ bị sốt, mẹ tuyệt đối không cho bé uống nước đá, nước lạnh. Nhiều mẹ nhầm tưởng thân nhiệt con đang cao, uống nước lạnh sẽ giúp hạ nhiệt cho con. Tuy nhiên điều đó là sai lầm, vì nước lạnh không những làm nhiệt độ bé giảm đi mà còn khiến bé sốt cao hơn. Bên cạnh đó, trẻ bị sốt có hệ tiêu hóa và hệ hô hấp yếu. Việc uống nước lạnh dễ làm bé bị viêm họng hoặc nhiễm khuẩn đường ruột.
4.2 Không nên ăn trứng gà
Nhiều mẹ thường không để ý đến việc này. Trứng gà có chứa nhiều protein – nhân tốt tạo nhiệt lượng lớn, dễ làm tăng thân nhiệt cơ thể. Như vậy, ăn trứng gà dễ làm con sốt cao hơn. Nên mẹ chú ý không nên cho con ăn trứng gà khi con bị sốt.
4.3 Các gia vị cay
Các gia vị cay nóng như tỏi, ớt, hạt tiêu,… không nên thêm vào món ăn của bé. Một phần vì trẻ còn nhỏ, không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Còn quan trọng hơn là vì chúng sẽ làm tăng nhiệt lượng trong cơ thể khiến bé sốt cao hơn.
4.4 Trà xanh
Trà xanh không phải thức uống khoái khẩu của trẻ. Tuy nhiên việc cho trẻ em uống trà xanh ở một số gia đình cũng thường gặp. Điều này là không nên, vì trà xanh có thể làm tăng thân nhiệt cơ thể bé. Do đó, mẹ nên loại bỏ đồ uống này khỏi chế độ ăn uống của bé khi bé sốt.
4.5 Tôm, cua, thịt cá
Thủy sản như tôm, cua, thịt cá,… bình thường rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt thì tuyệt đối không nên ăn. Vì những thực phẩm này làm bé khó tiêu, đầy bụng, khó chịu.
4.6 Hạn chế dầu mỡ, đồ chiên xào
Các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào là món ăn khoái khẩu chủa nhiều trẻ nhỏ. Tuy nhiên những món ăn này khiến trẻ khó hấp thu nên khi trẻ sốt, mẹ nên hạn chế cho bé ăn.
4.7 Đường
Đường là thực phẩm dễ gây cảm giác biếng ăn cho bé. Đặc biệt nhiều mẹ thường nghĩ cho con uống nước đường để hạ nhiệt. Điều này không tốt với trẻ đang bị sốt.
Trên đây là những kiến thức cơ bản để mẹ chăm sóc trẻ bị sốt.
Để được tư vấn thêm các chị có thể liên lạc Hotline/zalo: 0908.090.668 hoặc Inbox Fanpage!
Theo Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội: Nguyễn Thị Ngọc Lan tổng hợp
Bài viết tham khảo: