Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng là gì? Trẻ bị suy dinh dưỡng thì nên ăn những thực phẩm nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về bệnh lý này nhé!
Mục lục
1. Thực trạng trẻ còi xương suy dinh dưỡng hiện nay
Theo thống kê của hội dinh dưỡng Quốc Gia, Việt Nam có khoảng 2,2 triệu trẻ suy dinh dưỡng – thấp còi tương đương 24,3%. Tỷ lệ này tương ứng, cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi, thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi và có sự khác biệt giữa các vùng miền trên cả nước.
Tháng 9 năm 2019, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam UNICEF đã ra một thông cáo chung, kêu gọi tăng cường giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam. Một báo cáo của UNICEF cho biết, 1/3 số trẻ em dưới 5 tuổi không phát triển đúng cách do suy dinh dưỡng, còi xương, chậm tăng cân. Gánh nặng của việc này sẽ đe dọa sự sống còn, tăng trưởng và phát triển của trẻ, và từ đó cũng ảnh hưởng đến các nền kinh tế và quốc gia..
2. Suy dinh dưỡng do đâu?
- Do phương pháp chăm con không đúng: Trẻ thiếu hoặc không được bổ sung sữa mẹ, cai sữa mẹ sớm, ăn dặm không đúng cách. Cha mẹ chưa biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ. Hoặc do sự chế biến thức ăn của cha mẹ không hợp với khẩu vị, lứa tuổi của trẻ khiến trẻ biếng ăn kéo dài, dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp, tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng…
- Trẻ sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nên không có điều kiện trong vấn đề bổ sung dinh dưỡng
- Trẻ bị sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc các dị tật bẩm sinh.
3. Cách nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng
Để chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng một cách tốt nhất, cha mẹ phải nhận biết được trẻ nhà mình có nguy cơ đó không. Thường xuyên theo dõi cân nặng của trẻ để phát hiện sớm và khắc phục tình trạng đó.
- Cha mẹ nên cân và đo chiều cao cho bé hàng tháng. Sau đó đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Trẻ dưới 2 tuổi cần được cân đo hàng tháng, trẻ trên 2 tuổi thì 3 tháng mẹ đo 1 lần. Nếu trẻ không tăng cân liên tục trong vòng 3 tháng thì đường biểu diễn cân nặng đi theo hướng nằm ngang hoặc đi xuống. Đó chính là cách nhận biết trẻ có đang bị suy dinh dưỡng không.
- Nếu cha mẹ không có điều kiện cân đo cho con hàng tháng thì cần quan sát biểu hiện của trẻ để nhận biết trẻ suy dinh dưỡng. Khi thấy con mình ăn ít, không ngon miệng, da nhợt nhạt… Thì cần đưa trẻ đến chuyên khoa dinh dưỡng khám và tìm ra giải pháp kịp thời.
- Trẻ hay buồn bực, quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt, các bắp thịt tay chân mềm nhão…
- Trẻ chậm phát triển vận động như chậm biết lẫy, chậm biết ngồi, chậm biết bò và chậm đi đứng… thì cha mẹ cũng cần lưu ý để đưa trẻ đi khám.
4. Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
Thực đơn hàng ngày là yếu tố quan trọng quyết định trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không. Do đó, mẹ cần lên thực đơn kỹ càng, chi tiết cho nhu cầu của trẻ. Dưới đây là bí quyết giúp cho việc chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng trở lên dễ dàng hơn:
- Tăng lượng protein trong thực đơn của bé: Với trẻ suy dinh dưỡng lượng protein cung cấp vào cơ thể phải cao hơn mức bình thường sẽ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi tình trạng suy dinh dưỡng.
- Mẹ cần tăng dầu mỡ cho bữa ăn hàng ngày của trẻ, vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm.
- Cho trẻ ăn 5 – 6 bữa/ngày thay vì 3 bữa như bình thường.
- Bổ sung 2 – 3 ly sữa mỗi ngày cho con vào 3 khung thời gian, sáng – chiều và trước khi đi ngủ.
5. Top thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
5.1 Chất đạm
Chất đạm là một trong số những chất thiết yếu cho bé suy dinh dưỡng. Mẹ nên chọn hải sản, thịt nạc và thịt gia cầm, trứng, đậu, đậu Hà Lan. Ngoài ra chất đạm còn có ở các sản phẩm từ đậu nành, và các loại hạt và hạt không ướp muối. Mẹ nên linh động chế biến các món ăn cho bé như cá chiên, cá hấp, đậu nành ủ,… Điều này sẽ giúp cho thực đơn của bé được phong phú kích thích cảm giác thèm ăn.
5.2 Trái cây
Mẹ nên khuyến khích trẻ suy dinh dưỡng ăn nhiều loại trái cây tươi, đóng hộp, đông lạnh hoặc khô – thay vì nước trái cây. Nếu bé uống nước trái cây, hãy đảm bảo đó là nước ép 100 % mà không có đường hay chất bảo quản.
5.3 Rau
Trẻ suy dinh dưỡng nên được cung cấp đủ chất xơ hơn những bé khác. Trẻ suy dinh dưỡng nên được bổ sung nhiều loại rau tươi, đóng hộp, đông lạnh hoặc khô… Khi chọn rau đóng hộp hoặc đông lạnh, hãy tìm các lựa chọn có hàm lượng natri thấp. Rau xanh sẽ cung cấp lượng chất xơ cần thiết cho bé để có một cơ thể khỏe mạnh.
5.4 Hạt
Mẹ bổ sung cho trẻ ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mì nguyên hạt, bột yến mạch, bỏng ngô, quinoa, gạo nâu… Hạn chế các loại ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, mì ống và gạo. Những loại tinh chế vừa chứa chất bảo quản vừa không có dưỡng chất cần thiết cho trẻ suy dinh dưỡng.
5.5 Các chế phẩm từ bơ sữa
Khuyến khích con bạn ăn và uống các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo, chẳng hạn như sữa, sữa chua, phô mai hoặc đồ uống đậu nành.
Với những trẻ đang bị suy dinh dưỡng thì mẹ nên lựa chọn sản phẩm sữa công thức chuyên biệt để điều trị cho con trước. Sau đó mới tìm đến các sản phẩm sữa với những công dụng khác. Với những sản phẩm sữa công thức chung chung thì sẽ không có những thành phần chuyên biệt dành riêng cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
Sữa thảo dược chùm ngây Babego là dòng sữa tăng cân dành riêng cho trẻ suy dinh dưỡng ở độ tuổi 12 – 36 tháng. Sản phẩm được nghiên cứu dựa trên thể trạng của trẻ Việt bị suy dinh dưỡng nên hàm lượng các chất dinh dưỡng được cung cấp vào đã ở mức tối ưu nhất. Đây cũng là một trong những sản phẩm được các mẹ Việt ưa chuộng nhất trong những năm qua.
>> Tìm hiểu thêm thông tin về sữa Babego có tốt không Tại đây!
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc trẻ suy dinh dưỡng – thấp còi mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các mẹ. Mong rằng nó sẽ giúp việc chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng của các mẹ trở nên đơn giản hơn.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc về dinh dưỡng cho trẻ hay thắc mắc về sữa Babego. Cha mẹ hãy liên hệ ngay Hotline/zalo: 0908.090.668 hoặc Inbox Fanpage!
Bài viết tham khảo: