fbpx

Bà bầu bị tiêu chảy ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé – Lời khuyên từ chuyên gia

Bà bầu bị tiêu chảy là tình trạng rất thường bắt gặp. Nguyên nhân có thể do ăn uống không hợp vệ sinh, do nhiễm khuẩn,... Nhẹ có thể tự khỏi bằng cách bù nước, bù điện giải. Nặng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Bà bầu bị tiêu chảy
Bà bầu bị tiêu chảy thường xảy ra ở giai đoạn đầu thai kỳ

Bà bầu bị tiêu chảy dễ xảy ra ở đầu giai đoạn mang thai. Vậy bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cách khác phục và phòng ngừa tình trạng này ra sao? Mọi người cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Mục lục

1. Nguyên nhân tiêu chảy khi mang thai

Rota virus
Rota virus

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy. Tuy nhiên chủ yếu do nhiễm vi khuẩn hoặc virus Rota, Salmonella. Khi tiêu dùng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng khiến bà bầu bị nhiễm khuẩn. Ăn uống ở ngoài đường, vỉa hè  không đảm bảo về độ an toàn của thực phẩm. Tất cả các yếu tố trên khiến cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của bà bầu.

Rối loạn tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng tiêu chảy khi mang bầu. Ở giai đoạn đầu mang thai, cơ thể mẹ rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên đây chỉ là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể nên không đáng lo ngại. Vì vậy khi ăn uống, nên hết sức cẩn trọng.

Mặc dù đã rất cẩn thận trong việc ăn uống, tuy nhiên một số thai phụ vẫn bị tiêu chảy. Điều này có thể do thực phẩm chứa một số thành phần không phù hợp với thể trạng của cơ thể khi mang bầu. Một số bà bầu bị dị ứng với hải sản, sữa hay thậm chí dầu mỡ cũng nên cẩn thận khi ăn các đồ ăn có chứa những thực phẩm này. Vì khi ăn, bà bầu rất dễ xảy ra các hiện tượng rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

2. Các triệu chứng tiêu chảy bà bầu thường gặp

Những biểu hiện tiêu chảy khi mang thai
Những biểu hiện tiêu chảy khi mang thai

Tùy vào sức khỏe mà tình trạng tiêu chảy của bà bầu có thể kéo dài từ 1 – 10 ngày. Các triệu chứng thường gặp khi bà bầu bị tiêu chảy là:

  • Đau bụng quanh rốn, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội.
  • Đi ngoài hơn 3 lần/ngày.
  • Đi ngoài phân lỏng
  • Cơ thể mệt mỏi, nôn mửa, kiệt sức do đi ngoài nhiều lần. Mất nước, khát nước, nước tiểu màu sẫm.
  • Một số bà bầu có thể bị đi ngoài phân sống.

Tình trạng tiêu chảy nếu kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe mẹ và con. Vì vậy cần có những biện pháp phòng tránh, điều trị tình trạng tiêu chảy.

3. Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Câu trả lời là có.

Tiêu chảy nhẹ có thể tự khỏi nhờ bù nước, bù điện giải. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy nặng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai phụ.

Đi ngoài quá nhiều khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và mất nước. Nếu tình trạng mất nước không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của cả mẹ lẫn con. Một số thai phụ còn có hiện tượng nôn mửa gây co bóp bụng càng mệt mỏi hơn.

Tiêu chảy khiến bà bầu bị đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội. Đáng lo ngại nhất là đau bụng có thể kích thích tử cung co bóp, đe dọa đến sự an toàn của thai nhi.

Ngoài những ảnh hưởng lên cơ thể mẹ, tiêu chảy cũng gây hại đến sức khỏe thai nhi. Cơ thể mẹ bị mệt mỏi, kiệt sức, kém ăn hoặc ăn không hấp thu. Điều này khiến thai nhi bị thiếu sinh dưỡng, chậm phát triển, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến thai chết lưu trong bụng mẹ.

Nói chung tiêu chảy ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Vậy cách điều trị và phòng tránh tiêu chảy khi mang thai như nào?

4. Cách trị tiêu chảy cho bà bầu

Bà bầu bị tiêu chảy thường rất lo lắng tìm cách điều trị mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Dưới đây là một số cách các bà bầu có thể tham khảo.

4.1 Bù nước và bù điện giải

Bù nước bù điện giải Oresol
Bù nước bù điện giải Oresol

Bà bầu bị tiêu chảy mất nước rất nhiều. Điều này có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé, đặc biệt ở giai đoạn đầu khi mang thai. Việc bổ sung nước và điện giải lúc này là vô cùng cần thiết.

Đối với các trường hợp tiêu chảy nhẹ, bà bầu chỉ cần uống oresol, bù nước đầy đủ. Nên ngừng uống đồ uống có đường hoặc sữa, nước ngọt, nước giải khác có gas. Điều này có thể khiến tình trạng tiêu chảy tệ hơn rất nhiều. Một số công thức đồ uống các mẹ có thể tham khảo để bù nước cho bản thân, cải thiện tình trạng tiêu chảy:

  • Mật ong: Cho 4-5 thìa mật ong vào cốc nước ấm, khuấy đều. Có thể uống hàng ngày.
  • Trà gừng: Rửa sạch gừng rồi đun sôi trong nước. Uống hàng ngày.
  • Bổ sung tinh dầu vào nửa cốc nước. Có thể uống hai lần một ngày.

4.2 Cân nhắc thật kĩ khi uống thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh

Khi tình trạng tiêu chảy nặng, bà bầu tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc. Nên đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ điều trị. Việc sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng thuốc khi mang thai là vô cùng quan trọng và đem lại hiệu quả cao. Nếu sử dụng thuốc tự ý, không theo ý kiến của bác sĩ có thể đe dọa đến sức khỏe thai nhi. Một số thuốc trên thị trường, đặc biệt là thuốc tiêu chảy Loperamid thực sự không an toàn khi dùng cho bà bầu.

4.3 Thực hiện chế độ ăn BRAT

Chế độ ăn BRAT
Chế độ ăn BRAT

Chế độ ăn BRAT là chế độ ăn nhạt bao gồm chuối, gạo, táo và bánh mì. Ăn những thực phẩm này giúp hệ thống tiêu hóa được nhẹ nhàng, cảm giác thoải mái hơn. Góp phần tích cực trong việc điều trị tiêu chảy.

Ngoài ra có thể bổ sung protein như thịt nạc, thịt gà, tinh bột như khoai tây, ngũ cốc. Có thể bổ sung thêm sữa chua, các loại rau nấu chín. Tăng cường ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt giúp ngăn ngừa tiêu chảy và cũng ngừa thiếu máu.

5. Cách phòng bệnh tiêu chảy khi mang thai

Bổ sung thêm sữa chua
Bổ sung thêm sữa chua

Bà bầu bị tiêu chảy rất dễ xảy ra. Vì vậy, để phòng tránh bệnh tiêu chảy, các mẹ nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Tránh ăn đồ ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Uống nhiều nước, tránh uống các loại nước ngọt có gas, nước chứa nhiều đường.
  • Ăn uống an toàn, đảm bảo vệ sinh. Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn gỏi sống, tiết canh, thịt tái, các loại rau sống chưa rửa sạch. Hạn chế ăn hàng quán, vỉa hè không đảm bảo các khâu chế biến an toàn vệ sinh. Khi mua thực phẩm nên xem xét kĩ nguồn gốc, thành phần không tốt đến cơ thể của mẹ.
  • Hạn chế ăn các loại hải sản mà trước đó đã khiến mẹ bị đau bụng hay tiêu chảy.
  • Nên ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa như bánh mì nướng, gạo, táo, chuối, khoai tây. Ăn các loại rau nấu chín, cháo, yến mạch.
  • Các sản phẩm sữa chua. Sữa chua cung cấp Probiotic tạo môi trường cho các vi khuẩn có lợi phát triển. Hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh, không nhạy cảm nhiều với thực phẩm được tiêu dùng.
  • Nghỉ ngơi nhiều giúp cơ thể thư giãn, thoải mái, giảm mệt mỏi, kiệt sức.

6. Kết luận

Qua bài biết này, mong rằng các bạn đã có thêm những kiến thức về tình trạng tiêu chảy khi mang thai. Bà bầu bị tiêu chảy có thể gây nguy hiểm đến sự an toàn của mẹ và thai nhi. Nguyên nhân gây tiêu chảy chủ yếu do ăn uống đảm bảo vệ sinh.  Vì vậy nên có những cách phòng tránh cũng như điều trị hợp lí. Khi dùng thuốc nên xem xét thật kĩ lưỡng. Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Để được tư vấn thêm các chị có thể liên lạc Hotline/zalo: 0908.090.668 hoặc Inbox Fanpage!

Theo Hoàng Huê tổng hợp

Bài viết tham khảo

>>>Chùm ngây Nano: Giải pháp đột phá giúp trẻ tăng cân 2020!

>>>Sữa BABEGO – Đột phá công nghệ Nano trong Chùm ngây giúp trị táo bón cho trẻ

>>>Thuốc bổ cho trẻ biếng ăn có thực sự cải thiện biếng ăn cho trẻ; Cha mẹ cần biết

>>> Sữa dành cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng; Top 3 sữa được chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị

>>> Tiêu chảy cấp ở trẻ em. Cha mẹ có nên lo lắng?

Rate this post
mua hàng
Giúp ăn ngon miệng, hấp thu tốt, giúp tăng cân
Tăng cường sức đề kháng
Hỗ trợ tiêu hoá khoẻ mạnh, ngừa táo bón
Thành tiền:
Ghi chú
hotline / zalo
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Đặt câu hỏi với chuyên gia

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

facebook

Hotline