Theo báo cáo gần đây của Fitch Solutions Macro Research (FSMR), tình trạng béo phì của các nước Đông Nam Á tăng nhanh đến mức đáng báo động. Đặc biệt là các nước đang phát triển như Malaysia, Indonesia, Việt Nam,… Khi mà hệ thống các cửa hàng tiện lợi, đồ ăn nhanh đang ngày càng được mở rộng. Theo thống kê của FSMR thì Việt Nam đang là nước có số người béo phì tăng nhanh nhất trong khu vực, liên tục trong 5 năm tính đến 2014 là 38%, đến năm 2019 là trên 40%.
Với đà phát triển như thế này, tỉ lệ số người béo phì sẽ còn tăng lên cao nữa, kèm theo đó là các gánh nặng y tế liên quan đến các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch,… Vì vậy để kiểm soát được tình trạng sức khỏe của bạn, hạn chế nguy cơ béo phì, bạn nên thường xuyên kiểm tra chiều cao cân nặng, tính chỉ số BMI để biết tình trạng sức khỏe của bạn đang ở mức bình thường hay không.
Mục lục
1. Chỉ số BMI là gì?
Chỉ số cơ thể BMI – Body Mass Index , trước đây còn được gọi là chỉ số Quetelet, là thước đo để chỉ ra tình trạng sức khỏe của bạn do nhà khoa học người Bỉ Adolphe Quetele đề ra lần đầu tiên năm 1832.
BMI có thể được sử dụng để xác định và đánh giá người thừa cân và béo phì. Bởi vì tính toán chỉ yêu cầu chiều cao và cân nặng, nó không tốn kém và dễ sử dụng cho các bác sĩ lâm sàng và cho mọi người dân nói chung. Tuy nhiên BMI chỉ là một công cụ sàng lọc độ béo của cơ thể và không có nghĩa chẩn đoán chính xác.
Để xác định xem chỉ số BMI cao có nguy cơ về béo phì hay không, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ cần thực hiện các đánh giá tiếp theo. Những đánh giá này có thể bao gồm các phép đo độ dày của da, đánh giá về chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, tiền sử gia đình và kiểm tra sức khỏe phù hợp khác.
Ngoài việc sử dụng BMI để đo độ béo, thì còn có một số phương pháp khác như: đo độ dày của da (bằng calipers), cân dưới nước, trở kháng điện sinh học, hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA) và pha loãng đồng vị 1,2,3 . Tuy nhiên, những phương pháp này không phải lúc nào cũng có sẵn, và chúng rất đắt tiền hoặc cần được thực hiện bởi nhân viên y tế đã được đào tạo. Bên cạnh đó, các phương pháp này còn khó tiêu chuẩn hóa, thông qua qua các nhà quan sát hoặc máy móc,… nó còn làm phức tạp các so sánh giữa các nghiên cứu.
2. Cách tính chỉ số BMI
Chỉ số BMI còn được định nghĩa là trọng lượng của một người tính bằng kilogam chia cho bình phương chiều cao của người tính bằng mét (kg / m2)
Công thức: BMI = Cân nặng (kg) / (chiều cao (m) * chiều cao (m))
Với đơn vị đo lường khác như pound và inch thì
BMI = Trọng lượng (Pound) / [Chiều cao (in) * Chiều cao (in) ] x 703
3. Chỉ số BMI cho người lớn
Đối với người lớn từ 20 tuổi trở lên, BMI diễn giải được các loại tình trạng cân nặng tiêu chuẩn thông qua phân loại phần trăm. Các loại này là giống nhau ở nam giới và nữ giới ở tất cả người trên 20 tuổi.
Các loại tình trạng cân nặng tiêu chuẩn liên quan đến phạm vi BMI cho người lớn được hiển thị trong bảng sau:
Với trường hợp BMI của bạn dưới 18,5 thì tức là bạn đang thiếu cân suy dinh dưỡng, có ba mức độ suy dinh dưỡng, cấp độ càng cao thì tình trạng suy dinh dưỡng càng nặng, phân loại như sau:
- BMI < 16 suy dinh dưỡng cấp độ 3
- 16< BMI <17 suy dinh dưỡng cấp độ 2
- 17 < BMI < 18,5 suy dinh dưỡng cấp độ 1
Với trường hợp BMI của bạn lớn hơn 30, thì bạn đang trong tình trạng béo phì, cũng có ba cấp độ béo bì, cấp độ càng cao thì tình trạng béo phì càng nặng, phân loại như sau:
- 30 < BMI <34,9: béo phì cấp độ 1
- 35 < BMI < 39,9: béo phì cấp độ 2
- BMI > 40: béo phì cấp độ 3
Ngoài cách tự tính chỉ số BMI, bạn còn có thể sử dụng ứng dụng tính toán chỉ số BMI online thông qua trang web chính thức của CDC. Từ link dẫn phía dưới, bạn chỉ cần nhập đầy đủ các thông tin từ chiều cao, cân nặng, hệ thống sẽ tự động tính toán và trả kết quả về tình trạng sức khỏe của bạn.
Link cách tính chỉ số BMI online :https://www.cdc.gov/healthyweight/assessing/bmi/adult_bmi/english_bmi_calculator/bmi_calculator.html
4.Tính chỉ số BMI cho trẻ em và thanh thiếu niên
BMI được diễn giải khác nhau đối với trẻ em và thanh thiếu niên, mặc dù nó vẫn được tính toán bằng cùng một công thức như chỉ số BMI của người lớn. Nhưng BMI của trẻ em và thiếu niên còn cần phải theo độ tuổi và giới tính cụ thể. Bởi vì, giai đoạn từ 0 – 20 là giai đoạn phát triển của cơ thể, lượng mỡ cũng vì vậy mà thay đổi liêu tục theo tuổi và có sự khác nhau về giới tính. Biểu đồ tăng trưởng BMI theo tuổi của CDC – Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kì, có tính đến những khác biệt này và hiển thị trực quan BMI dưới dạng xếp hạng phần trăm. Bạn có thể sử dụng biểu đồ phía dưới để xác định tình trạng sức khỏe của con bạn.
Theo như biểu đồ phía trên: cột dọc là chỉ số BMI bạn tính được, cột ngang phía dưới là độ tuổi.
- Màu hồng (thinness) là trẻ thiếu cân
- Màu trắng (normal) là tình trạng sức khỏe bình thường, khỏe mạnh
- Màu vàng (overweight) là thừa cân
- Màu xanh (obesity) là béo phì
Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng ứng dụng tính toán chỉ số BMI online thông qua trang web chính thức của CDC. Từ link dẫn phía dưới, bạn chỉ cần nhập đầy đủ các thông tin từ chiều cao, cân nặng, số năm tuổi tháng tuổi, hệ thống sẽ tự động tính toán và trả kết quả về tình trạng sức khỏe của bạn, của bé nhà bạn.
Link tính toán chỉ số BMI online: https://www.cdc.gov/healthyweight/bmi/calculator.html
Chú ý đặc biệt với trẻ từ 0 – 10 tuổi ngoài cách tính chỉ số BMI, thì chúng ta có thể theo dõi bảng chiều cao cân nặng cho bé. Bởi vì 0 – 10 tuổi là giai đoạn phát triển chủ yếu bé về cả sinh lý, vật lý và tâm lý của bé. Nếu giai đoạn này bé bị thiếu cân, suy dinh dưỡng hay béo phì thì sẽ để lại hậu quả vô cùng nặng nề. Vì vậy các bậc phụ huynh có thể tham khảo chi tiết thêm bài viết bảng chiều cao cân nặng 2020 dưới đây.
>>Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé từ 0 – 10 tuổi
5.Chỉ số BMI đối với vận động viên, phụ nữ có thai
Theo phân loại tình trạng cân nặng và chỉ số BMI, bất kỳ ai BMI từ 25 đến 29,9 sẽ được phân loại là thừa cân và bất kỳ ai có chỉ số BMI trên 30 sẽ được phân loại là béo phì.
Tuy nhiên, các vận động viên, người luyện tập thể hình thường có chỉ số BMI cao và nguyên nhân không phải là do dư thừa mỡ mà là do cơ bắp phát triển hơn người bình thường. Cũng tương tự ở phụ nữ có thai, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi về thể chất, lượng mỡ,… Vì vậy BMI không thể áp dụng cho vận động viên, người luyện tập thể hình và phụ nữ mang thai
6.Hậu quả của béo phì đối với sức khỏe
Những người bị béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn thường là bệnh mãn tính:
- Huyết áp cao (Tăng huyết áp)
- Cholesterol LDL cao, cholesterol HDL thấp hoặc nồng độ triglyceride cao (Rối loạn mỡ máu)
- Bệnh tiểu đường loại 2
- Bệnh tim mạch vành
- Bệnh túi mật
- Viêm xương khớp (sự phá vỡ sụn và xương trong khớp)
- Ngưng thở khi ngủ và khó thở
- Viêm mãn tính và tăng stress oxy hóa
- Một số bệnh ung thư (nội mạc tử cung, vú, đại tràng, thận, túi mật và gan)
- Chất lượng cuộc sống thấp
- Bệnh tâm thần như trầm cảm lâm sàng, lo lắng và các rối loạn tâm thần khác
- Đau cơ thể và khó khăn với hoạt động thể chất
- Tăng nguy cơ tử vong do các nguyên nhân khác
7.Hậu quả thiếu cân suy dinh dưỡng
Nếu thừa cân béo phì nguy hiểm đến sức khỏe, thì thiếu cân suy dinh dưỡng cũng không phải là ngoại lệ. Nếu bạn thiếu cân suy dinh dưỡng cũng sẽ có nguy cơ dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác nhau, đặc biệt là trẻ em như:
- Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi gây ra nguy cơ tử vong cao
- Chậm phát triển thể chất
- Chậm phát triển về tinh thần
- Sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh: nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy,…
>>Xem thêm:Top các thực phẩm chức năng giúp bé tăng cân tốt nhất được các chuyên gia khuyên dùng
8.Giải pháp
Nhận thấy mức độ nguy hiểm mà người béo phì, suy dinh dưỡng có thể gặp phải, thì việc biết và thường xuyên kiểm soát cân nặng, tính toán chỉ số BMI là rất quan trọng. Chỉ số BMI chỉ là một bước sàng lọc tiền lâm sàng, để xác định những đối tượng có nguy cơ bị béo phì, chứ không có ý nghĩa chuẩn đoán. Nếu chỉ số của bạn ở mức nguy cơ, hoặc nằm trong mức béo phì, thì bạn nên đến gặp chuyên gia để thực hiện các bước kiểm tra tiếp theo.
Dù bạn đang trong tình trạng sức khỏe như thế nào thừa cân béo phì hay thiếu cân suy dinh dưỡng thì bạn cũng nên cân nhắc là lựa chọn thực phẩm, chế độ ăn sinh hoạt hợp lý để giảm thiếu tối đa nguy cơ mắc bệnh của mình. Dưới đây là một vài lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn có cơ thể săn chắc và khỏe mạnh.
Chế độ ăn uống và kế hoạch ăn uống:
- Thường xuyên ăn trái cây, rau, ngũ cốc, và các sản phẩm sữa và sữa không béo hoặc ít béo
- Các loại thịt như: thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu, trứng và các loại hạt protein
- Khuyến khích gia đình bạn uống nhiều nước, tối thiểu là 2 lít nước mỗi ngày
- Hạn chế đồ uống có đường hoặc thức ăn nhiều đường và chất béo bão hòa
Chế độ sinh hoạt:
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Đi bộ nhanh, chạy bổ, chơi bóng đá, bơi lội,…
- Giảm thời gian ít vận động: giảm thời gian xem tivi, lướt web,… tối đa mỗi ngày 2 tiếng.
Trên đây đầy đủ thông tin về chỉ số cơ thể BMI, giúp bạn kiểm soát cân nặng, từ đó đưa ra cách thức, chế độ ăn sinh hoạt phù hợp tốt nhất cho sức khỏe bạn!