fbpx

Tiêu chảy nên ăn gì? Cách trị tiêu chảy tại nhà – Bí kíp làm mẹ

Tình trạng tiêu chảy xảy ra khá thường xuyên ở trẻ nhỏ. Do trẻ nhiễm phải virus, vi khuẩn. Trẻ nên ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, ít đường, ít béo.
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì

Tiêu chảy nên ăn gì? Đó là nỗi băn khoăn của các ông bố bà mẹ khi có con bị tiêu chảy. Bố mẹ cũng đừng quá lo lắng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nhất về việc tiêu chảy nên ăn gì, cách trị tiêu chảy tại nhà. Cách nấu cháo cho trẻ bị tiêu chảy. Mọi người cùng đọc bài viết nhé!

Mục lục

1. Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ rất dễ gặp đặc biệt ở độ tuổi còn nhỏ. Do hệ tiêu hóa còn non yếu, trẻ chưa tiếp xúc nhiều với các loại thực phẩm nên dễ dẫn đến tiêu chảy.

1.1 Tiêu chảy ở trẻ

Tiêu chảy ở trẻ
Tiêu chảy ở trẻ

Tiêu chảy ở trẻ là tình trạng trẻ đi ngoài hơn 3 lần/ngày. Đi kèm với tiêu chảy là các biểu hiện như buồn nôn, ói mửa, đau bụng, chán ăn, quấy khóc, sốt,…

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ:

  • Nhiễm virus, vi khuẩn đường ruột, kí sinh trùng.
  • Dị ứng, ngộ độc thực phẩm
  • Bất dung nạp lactose
  • Do trẻ dùng kháng sinh

Tình trạng tiêu chảy của trẻ nếu không được chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

1.2 Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?

Bù nước và điện giải
Bù nước và điện giải

Khi thấy con có các biểu hiện của tiêu chảy, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để khám. Sau khi có kết luận của bác sĩ, trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà.

  • Đầu tiên bố mẹ phải bù nước, bù điện giải cho trẻ. Vì khi bị tiêu chảy, trẻ mất nước, mất điện giải. Nếu không bù đủ nước cho trẻ, trẻ sẽ bị khô da, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Có thể bù nước và điện giải bằng việc cho trẻ uống Oresol, nước, súp,… Không cho trẻ uống các loại nước chứa nhiều đường, nước ngọt có gas.
  • Tình trạng nặng, bố mẹ phải cho bé uống thuốc kháng sinh sau khi đã có chỉ dẫn từ bác sĩ. Tuy nhiên, trẻ bi tiêu chảy đa phần do virus. Vì vậy thuốc kháng sinh gần như không có tác dụng với virus vì nó chỉ tiêu diệt được vi khuẩn.
  • Tiêu chảy nên ăn gì? Bố mẹ nên cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý. Khẩu phần ăn phù hợp giúp cung cấp cho trẻ những dinh dưỡng bù đắp lại lượng mất đi. Giúp bé khỏe hơn, nhanh khỏi.

1.3 Cách phòng tiêu chảy ở trẻ

Cách phòng tránh tiêu chảy ở trẻ
Cách phòng tránh tiêu chảy ở trẻ

Để phòng tránh tình trạng tiêu chảy ở trẻ, bố mẹ nên lưu ý một số điều sau:

  • Ăn chín uống sôi, rửa tay cho trẻ và bản thân khi chế biến, sử dụng thưc phẩm. Không cho trẻ ăn đồ ăn đã để lâu. Không để thức ăn còn thừa qua đêm.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhiều đường, đồ cay nóng, nhiều chất béo.
  • Vệ sinh nhà cửa, dụng cụ nấu ăn thường xuyên. Không sử dụng nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm ôi thiu, thối hỏng.
  • Không cho trẻ ăn đồ ăn dễ nhiễm khuẩn như thịt tái, gỏi sống, mắm tôm,…
  • Khi có dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ, phải đưa ngay đến các phòng khám, cơ sở y tế gần nhất. Tránh để bệnh diễn biến phức tạp rồi mới chữa.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
  • Tiêm phòng sởi. Theo nghiên cứu thì vacxin sởi có thể ngừa được 25% số ca tử vong liên quan đến tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi.

2. Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì

Trẻ tiêu chảy nên ăn gì? Việc cung cấp khẩu phần ăn hợp lí, dinh dưỡng cho trẻ khi bị tiêu chảy là vô cùng quan trọng. Nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hợp lí, cân đối bé sẽ nhanh khỏi hơn.

Khi bị tiêu chảy, đối với trẻ dưới 6 tháng vẫn bú mẹ như bình thường. Tuy nhiên khẩu phần dinh dưỡng của mẹ nên thay đổi. Mẹ nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, dinh dưỡng để cải thiện tình trạng tiêu chảy của bé. Không nên ăn các loại thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo, đồ ăn nhiều gia vị. Ăn nhiều những thực phẩm này khiến tình trạng tiêu chảy bé tệ hơn.

Đối với các trẻ đã ăn dặm hoặc khẩu phần ăn giống người lớn, khi bị tiêu chảy nên ăn các thực phẩm sau:

  • Gạo, khoai tây giàu tinh bột
  • Thịt lợn lạc, thịt gà lạc, đậu nành
  • Dầu ăn, các chất béo dễ tiêu hóa
  • Các loại rau củ dể hấp thu như bí đỏ, cà rốt.
  • Chuối, táo, hồng xiêm.

3. Cách nấu cháo cho trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy nên ăn gì? Khi tiêu chảy, cơ thể bé dễ mệt mỏi do mất nước. Vì vậy thay vì ăn cơm như bình thường mẹ có thể đổi sang cháo để bé ăn dễ dành hơn. Cháo cũng giúp bé hấp thu tốt hơn, tiêu hóa nhẹ nhàng. Việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số món cháo bổ dưỡng dành cho trẻ bị tiêu chảy.

3.1 Cháo bí đỏ thịt gà

Cháo thịt gà bí đỏ
Cháo thịt gà bí đỏ

Thịt gà là loại thực phẩm bổ dưỡng và dễ dàng tiêu hóa. Nó cung cấp protein và các dưỡng chất thiếu hụt khi bị tiêu chảy cho bé. Thịt gà còn giúp làm dịu dạ dày khi bị tổn thương, là thực phẩm mà cơ thể dễ hấp thu dinh dưỡng.

Bí đỏ cung cấp các vitamin giúp bé khỏe mạnh hơn. Tăng cường sức đề kháng giúp trẻ mau khỏi.

Nguyên liệu làm cháo bí đỏ:

  • 60g thịt gà tươi
  • 60g bí đỏ
  • 90g gạo tẻ
  • Rau mùi để trang trí

Cách làm:

  • Thịt gà rửa sạch, lọc xương, băm nhỏ
  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, đem đi hấp chín, nghiền nhuyễn.
  • Cho thịt gà, bí đỏ vào nấu chín cùng gạo tẻ. Tùy thuộc vào khẩu vị và sở thích của bé, mẹ có thể nấu cháo loãng hoặc cháo đặc.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Múc cháo ra bát, trộn thêm một chút dầu óc cho. Để vài cọng rau mùi trang trí cho đẹp mắt. Nên cho trẻ ăn khi còn nóng.

3.2 Cháo hạt sen hồng xiêm

Cháo hạt sen hồng xiêm
Cháo hạt sen hồng xiêm

Theo chuyên gia dinh dưỡng, hạt sen là thực phẩm bổ dưỡng. Trong hạt sen chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp cơ thể trẻ hồi phục nhanh chóng. Ngoài ra, hạt sen còn đẩy nhanh quá trình đào thải chất độc ra ngoài. Hồng xiêm chứa nhiều tannin làm giảm tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

Vì vậy, cháo hạt sen hồng xiêm là món ăn hoàn hảo dành cho trẻ bị tiêu chảy. Dưới đây là cách nấu cháo hạt sen hồng xiêm các mẹ có thể tham khảo.

Nguyên liệu

  • 1 quả hồng xiêm non nhỏ
  • 90g hạt sen
  • 15g đường phèn
  • 40g củ mài
  • 200g gạo tẻ
  • Rau mùi

Cách làm cháo bí đỏ hạt sen

  • Hồng xiêm rửa sạch, nghiền nhuyễn hoặc xay nát. Cho vào 200ml nước lọc đun sôi. Để sôi khoảng 2 phút, tắt bếp. Chắt lấy phần nước hồng xiêm, bỏ đi phần bã.
  • Hạt sen, củ mài sấy khô đem đi nghiền thành bột rồi cho vào nước hồng xiêm. Đun hỗn hợp trên ngọn lửa ngỏ, khuấy đều tay.
  • Đem hỗn hợp nấu cho vào gạo tẻ, nấu chín. Sau khi cháo chín, cho đường phèn vào, đun nhỏ lửa, khuấy đều. Cháo hoàn thành khi đường tan hết
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, phù hợp với khẩu vị của trẻ.
  • Múc cháo ra bát, thêm vài cọng rau mùi trang trí. Món cháo đẹp mắt, ngon lành sẽ kích thích trẻ ăn ngon miệng.
  • Nên cho trẻ ăn khi còn nóng. Nếu cháo nấu nhiều quá, có thể chia thành nhiều phần cho bé ăn dần. Cất cháo vào tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp, tránh việc cháo bị hỏng.

3.3 Cháo hồng xiêm rau sam

Cháo hồng xiêm rau sam
Cháo hồng xiêm rau sam

Rau xam có vị chua đặc trưng, chứa nhiều vitamin, chất khoáng. Rau sam được xem như một vị thuốc trong y học. Rau sam giúp hệ tiêu hóa bé hoạt động tốt hơn. Rau sam còn hiệu quả trong việc hỗ trợ các chứng viêm đường tiết niệu, tăng khả năng giải độc.

Việc kết hợp rau sam với hồng xiêm rất có hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy cho bé.

Nguyên liệu

  • 50g gạo tẻ
  • 15g hồng xiêm non
  • 80g rau sam

Cách làm cháo hồng xiêm rau sam

  • Hồng xiêm, rau xam rửa sạch, cắt nhỏ. Cho vào nồi 200ml nước, cho hồng xiêm, rau sam vào đun sôi. Để sôi khoảng 2 phút rồi tắt bếp, lọc lấy phần nước để nấu cháo.
  • Cho gạo tẻ và nước rau sam hồng xiêm vào nồi nấu chín. Tùy thuộc vào khẩu vị của bé mà mẹ có thể cho thêm nước hoặc giảm bớt nước.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn hợp với khẩu vị của bé.
  • Múc ra bát, cho trẻ ăn khi còn nóng.

4. Kết luận

Qua bài viết này, mong rằng các mẹ đã có thêm những kiến thức về việc trẻ bị tiêu chảy. Trẻ tiêu chảy nên ăn gì, công thức nấu cháo thơm ngon bổ dưỡng cho bé.

Để được tư vấn thêm các chị có thể liên lạc Hotline/zalo: 0908.090.668 hoặc Inbox Fanpage!

Theo Hoàng Huê tổng hợp

Bài viết tham khảo

>>> Tiêu chảy cấp ở trẻ em; Cha mẹ có nên lo lắng?

>>>Chùm ngây Nano: Giải pháp đột phá giúp trẻ tăng cân 2020!

>>> Sữa BABEGO – Đột phá công nghệ Nano trong Chùm ngây giúp trị táo bón cho trẻ

>>> Thuốc tiêu chảy có được tự ý dùng cho trẻ? Nguy hiểm mẹ cần biết

Rate this post
mua hàng
Giúp ăn ngon miệng, hấp thu tốt, giúp tăng cân
Tăng cường sức đề kháng
Hỗ trợ tiêu hoá khoẻ mạnh, ngừa táo bón
Thành tiền:
Ghi chú
hotline / zalo
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Đặt câu hỏi với chuyên gia

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

facebook

Hotline