fbpx

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? – Cha mẹ lo lắng không thừa!

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy xảy ra tương đối nhiều. Bệnh có thể do trẻ nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh thì hiện tượng tiêu chảy rất nguy hiểm, nặng có thể dẫn đến tử vong.

 

Trẻ sơ sinh bị tiêu chay
Trẻ sơ sinh bị tiêu chay

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ta bắt gặp khá nhiều hiện nay một phần do sự thay đổi của môi trường, điều kiện sống. So với người lớn, tiêu chảy ở trẻ sơ sinh khác và khó phát hiện hơn. Vậy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Dấu hiệu nào để nhận biết điều đó? Cách chữa trị ra sao? Bố mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Mục lục

1. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là một vấn đề cực kì nguy hiểm. Với trẻ sơ sinh thì rất khó để nhận biết việc trẻ có bị tiêu chảy hay không nên đã có những điều đáng tiếc xảy ra. Tiêu chảy thường khiến trẻ mất nước, quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị thay đổi. Từ đó việc hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị thay đổi. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển các cơ quan non yếu của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảyTrẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Một số trường hợp không được chữa trị kịp thời, bé mất quá nhiều nước có thể dẫn đến tử vong.Theo nghiên cứu, tiêu chảy là nguyên nhân đứng thứ 2 về các bệnh gây tử vong ở trẻ trên thế giới.

Vì vậy bố mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và có cách chữa trị kịp thời. Ngoài ra bố mẹ còn nên có những biện pháp để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm đối với con.

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

2.1 Dấu hiệu đi ngoài bình thường ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu trẻ đi ngoài bình thường
Dấu hiệu trẻ đi ngoài bình thường

Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ ngày. Điều này thì không đúng với tất cả trẻ sơ sinh.

Không có số liệu cụ thể về việc trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần trên ngày. Điều này thì tùy thuộc vào thể trạng của từng bé, phụ thuộc vào bé bú sữa mẹ hay bú bình.

Thường là từ 6-12 giờ sau khi sinh, bé sẽ đi ngoài ra phân su. Loại phân này thì không mùi, màu xanh đậm và có thể kéo dài 2-3 ngày sau khi sinh. Sau đó, khi bé bú sữa mẹ, phân của bé sẽ chuyển sang trạng thái bình thường.

Đối với trẻ sơ sinh thì việc đi ngoài từ 3-5 lần/ngày là hoàn toàn bình thường. Các trẻ trên 6 tháng có thế đi 2 lần/ngày. Phân thường có màu vàng, cam thỉnh thoảng màu xanh. Trẻ bú sữa mẹ sẽ đi ngoài thường xuyên hơn, phần mềm, không nặng mùi. Còn đối với trẻ bú sữa ngoài phân sẽ đặc và có mùi hơn.

2.2 Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Một số dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh để bố mẹ nhận biết như sau:

  • Trẻ đi ngoài nhiều lần hơn so với mọi hôm bình thường
  • Phân lỏng như nước, mùi tanh
  • Phân có bọt, tóe nước, có nhầy hoặc có máu
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy có thể đi kèm với một số biểu hiện sau:

  • Quấy khóc, khó chịu, không chịu bú
  • Có thể nôn trớ, ói mửa.
  • Sốt, ngủ li bì, mệt mỏi
  • Có dấu hiệu mất nước như: môi khô, khóc không có nước mắt, vật vã, kích thích,…

Tiêu chảy thực sự nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh vì vậy bố mẹ cần chú ý quan sát bé để kịp thời chữa trị. Trẻ mất quá nhiều nước mà không được bù đủ có thể dẫn đến tử vong. Bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đối với sức khỏe của bé.

3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Đối với trẻ sơ sinh, có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêu chảy:

  • Nhiễm khuẩn: Bé sơ sinh đa phần bị tiêu chảy do nhiễm Rotavirus, Salmonella,… Vi khuẩn này có thể từ những đồ chơi, đồ vật bé chạm vào,…
  • Do dị ứng với sữa mẹ. Một số trẻ có thể bị tiêu chảy do dị ứng với thành phần trong sữa mẹ. Với trẻ bú sữa ngoài cũng có thể như vậy. Bé có thể dị ứng với một số thành phần của sữa. Vì thế mẹ cần xem xét lại khẩu phần ăn hoặc loại sữa mà mình đang dùng cho bé.
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Đối với những trẻ vẫn bú mẹ nhưng bổ sung thêm ăn dặm thì nguyên nhân có thể do một số lí do sau:

  • Rối loạn tiêu hóa. Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, còn non nớt nên vô cùng nhạy cảm. Việc thay đổi đột ngột từ bú mẹ sang ăn dặm cũng khiến bé bị tiêu chảy. Ngoài ra cũng có thể do mẹ chuyển từ sữa mẹ sang cho con uống sữa ngoài.
  • Dị ứng thực phẩm. Đối với các trẻ mới ăn dặm, trong khẩu phần ăn của bé có thể gây dị ứng như protein,…
  • Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém. Một số bé hệ tiêu hóa không tốt, không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng. Các dưỡng chất không được tiêu hóa nằm lại ruột, gây khó tiêu hóa khiến trẻ đau bụng, tiêu chảy.

4. Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Đối với những trường hợp nặng thì bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để kịp thời chữa trị. Những trường hợp không nặng thì bố mẹ có thể điều trị và theo dõi tại nhà theo lời của bác sĩ.

4.1 Cách phòng và chữa trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, dưới đây là một số cách phòng và điều trị cho bé.

  • Để bù nước, tránh mất nước ở trẻ, mẹ có thể cho bé bú nhiều hơn. Lượng sữa ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn bù lại nước lượng đã mất của bé.
Cách chữa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Cách chữa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
  • Uống khoảng 50 – 100mL nước Oresol dành cho trẻ em sau mỗi lần tiêu chảy. Oresol không những bù nước mà còn bù điện giải, cung cấp khoáng cho trẻ. Hạn chế sự mất nước của trẻ.
  • Rửa tay sạch sẽ mỗi lần cho con bú và sau khi thay tã
  • Vệ sinh tất cả đồ chơi, những vật bé hay chạm vào.
  • Đối với trẻ ăn dặm thì mẹ nên có những thực đơn phù hợp với cơ thể của trẻ.
  • Mẹ nên có những chế độ ăn phù hợp để sữa chất lượng tốt. Vì sữa là nguồn thức ăn chính đối với trẻ sơ sinh. Nếu sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, không có các chất dị ứng đối với con thì đó là nguồn sữa tốt. Khi trẻ bị tiêu chảy mẹ nên ăn những thức ăn cung cấp chất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

4.2 Một số thức ăn dành cho mẹ cho con bú khi con bị tiêu chảy

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên ăn những thực phẩm đầy đủ các chất dinh dưỡng để có sữa tốt nhất. Điều đó góp phần vào chữa tiêu chảy ở trẻ. Ngoài ra, sữa tốt còn giúp trẻ có sức khỏe tốt, trẻ mau lớn, hệ đề kháng phát triển tốt.

4.2.1 Thực phẩm mẹ nên ăn

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên ăn những loại thực phẩm sau:

  • Chế độ ăn BRAT viết tắt của 4 loại thực phẩm chuối, gạo, táo, bánh mì. Đây là chế độ bác sĩ khuyên mẹ nên dùng khi con bị tiêu chảy. Chế độ ăn này ít chất béo, ít đạm, năng lượng thấp, dễ tiêu hóa. Hệ chất xơ có trong chế độ BRAT giúp phân bé đặc hơn, giảm tiêu chảy. Ngoài ra mẹ có thể ăn thêm một số thực phẩm khác như thịt gà không da, khoai tây, đậu trắng, trứng nấu chín để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng.
Thực phẩm mẹ nên ăn khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Thực phẩm mẹ nên ăn khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
  • Sữa chua và các sản phẩm từ sữa chua cung cấp nguồn lợi khuẩn tốt cho sữa. Theo nghiên cứu thì Probiotic sẽ cân bằng hệ khuẩn trong đường ruột của trẻ. Nó bổ sung lợi khuẩn mất đi khi trẻ bị tiêu chảy thông qua sữa của mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên ăn những loại sữa chua không đường hoặc ít đường. Vì đường có thể ảnh hưởng không tốt đến tình trạng tiêu chảy của bé.
  • Uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ: bổ sung chất xơ, khoáng chất và vitamin. Từ đó tăng sức đề kháng giúp bé chống lại bệnh tật. Nước cung cấp vào cũng làm tăng lượng nước có trong sữa, tránh tình trạng mất nước ở trẻ.

4.2.2 Thực phẩm mẹ nên kiêng

Thực phẩm mẹ nên kiêng
Thực phẩm mẹ nên kiêng

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ cho con bú không nên ăn các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm nhiễm độc, không đảm bảo vệ sinh. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ rất có thể do từ nguồn sữa mẹ nhiễm vi khuẩn. Khi mẹ ăn các thực phẩm không đảm bảo, mẹ sẽ bị nhiễm khuẩn. Khuẩn thông qua sữa truyền đến con.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường, nước có gas. Đường không tốt cho trẻ đang bị tiêu chảy. Vì vậy mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm nhiều đường.
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, lạc,…
  • Không ăn thực phẩm cay nóng. Món ăn này thì ảnh hưởng đến nguồn sữa của mẹ từ đó là tổn thương hệ tiêu hóa của con. Điều này khiến tình trạng tiêu chảy của bé càng tệ hơn.
  • Mẹ cũng nên xem xét việc dùng kháng sinh. Nếu lạm dụng thuốc kháng sinh thì thành phần kháng sinh sẽ chuyển một phần vào sữa mẹ. Khi con bú thì chất kháng sinh sẽ tiêu diệt cả vi sinh vật có lợi trong đường ruột của trẻ. Gây mất cân bằng vi sinh đường ruột, bé tiêu chảy nặng hơn.

5. Kết luận

Để được tư vấn thêm các chị có thể liên lạc Hotline/zalo: 0908.090.668 hoặc Inbox Fanpage!

Theo Hoàng Huê tổng hợp

Bài viết tham khảo

>>>Thông tin đầy đủ chi tiết về chỉ số BMI – kiểm soát mỡ thừa, ngăn ngừa bệnh tật

>>>Chùm ngây Nano; Giải pháp đột phá giúp trẻ tăng cân 2020!

>>> Sữa BABEGO – Đột phá công nghệ Nano trong Chùm ngây giúp trị táo bón cho trẻ

Rate this post
mua hàng
Giúp ăn ngon miệng, hấp thu tốt, giúp tăng cân
Tăng cường sức đề kháng
Hỗ trợ tiêu hoá khoẻ mạnh, ngừa táo bón
Thành tiền:
Ghi chú
hotline / zalo
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Đặt câu hỏi với chuyên gia

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

facebook

Hotline